Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Kinh tế gặp nguy nếu nông nghiệp khủng hoảng
Thùy Liên - 31/10/2013 16:30
 
Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội, tình hình suy giảm của ngành nông nghiệp khiến rất nhiều đại biểu quan tâm, lo lắng. >>> Đồng thuận nâng mức bội chi >>> Đã đến lúc DNNN "cắt lỗ" để tránh mất giá >>> Phân vai trong liên kết 4 nhà
Đại biểu quốc hội Nguyễn Quốc Cường

Là một trong những đại biểu phát biểu đầu tiên, đại biểu Nguyễn Quốc Cường (Bắc Giang), Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam tỏ ra rất lo lắng với mối an nguy của nền kinh tế, khi ngành nông nghiệp đang có dấu hiệu giảm sút.

Theo ông Cường, trong bối cảnh suy thoái kinh tế thời gian qua, ngành nông nghiệp vẫn đạt được nhiều thành tự, làm trụ đỡ cho kinh tế đất nước, đảm bảo kinh tế xã hội ổn định và phát triển.

Tuy nhiên, gần đây, trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đang xuất hiện hai vấn đề đáng lưu ý.

Thứ nhất, trong khi tăng trưởng GDP chung của nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi thì tăng trưởng ngành nông nghiệp tiếp tục suy giảm.

Từ mức tăng trưởng trên 10% giai đoạn trước đây, GDP ngành nông nghiệp giai đoạn 2006-2012 sụt giảm chỉ còn 3-3,4%. Đây là mức tăng trưởng rất thấp so với nông ghiệp giai đoạn trước và cũng rất thấp so với yêu cầu mà Nghị Quyết TW 7 đề ra.

Thứ hai, mặc dù hiện nay, lao động nông thôn thiếu vệc làm, nhưng lại xuất hiện một bộ phận nông dân không còn tha thiết với nông nghiệp. Cụ thể, tình trạng bỏ ruộng đã xảy ra ở nhiều địa phương. Đây là điều không bình thường, vì với nông dân, làm ruộng là nghề cha truyền con nối, là kế mưu sinh chính.

"Vì đâu mà nông dân lại bỏ nghề truyền thống, bỏ kế mưu sinh bấy lâu nay? Đó chính là thu nhập của người nông dân ngày càng sút giảm. Hai năm gần đây, đầu tư vào sản xuất nông nghiệp tăng 2,2 - 2,5 lần, trong khi giá nông sản đầu ra chỉ tăng 1,2 lần. Người nông dân càng làm càng lỗ. Nếu tình trạng này tiếp diễn, liệu nông dân có còn đủ sức làm vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, có đủ sức xây dựng nông thôn mới hay không? Chúng ta phải có giải pháp chặn đứng đà suy giảm của nông nghiệp. Phải điều chỉnh cơ cấu đầu tư, tăng mạnh đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn hơn nữa. Phải điều chỉnh chính sách cho nông nghiệp, nông thôn, làm sao đảm bảo cho nông dân có lãi để yên tâm gắn bó với ruộng đồng", đại biểu Nguyễn Quốc Cường kiến nghị.

Tâm tư của đại biểu Nguyễn Quốc Cường cũng là mối quan tâm của nhiều đại biểu quốc hội. Các đại biểu cho rằng, lâu nay, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nông nghiệp đã làm hết sức để làm điểm tựa cho nền kinh tế, làm chỗ dựa cho người dân.

Tuy nhiên, ngành nông nghiệp đang đối mặt với nhiều khó khăn, tăng trưởng sụt giảm, tình trạng thua lỗ, bỏ ruộng ngày càng tăng. Do đó, Chính phủ cần nhanh chóng có phải pháp ưu tiên đầu tư hơn nữa để phát triển kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất quy mô lớn, giúp người nông dân yên tâm sản xuất.

“Nếu nông nghiệp rơi vào khó khăn, khủng hoảng, nguy cơ đối với nền kinh tế sẽ không lường trước được”, Đại biểu Trần Ngọc Đáng (Bình Dương) cảnh báo.

Đồng tình ý kiến này, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) nhấn mạnh, tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong thời điểm hiện nay rất cấp bách.

"Ngành nông nghiệp được coi là trụ đỡ của nền kinh tế, nhưng những người nông dân đã được hưởng lợi đúng mức chưa? Đề nghị, trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cần đặt lợi ích của người dân dân lên đầu tiên", đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé nhấn mạnh.

Đã đến lúc DNNN "cắt lỗ" để tránh mất giá
Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vn, đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho rằng, đã đến lúc "cắt lỗ" của các...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư