Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất trong vòng 24 năm
Phương Anh - 20/01/2015 13:53
 
Tổng cục Thống kê Trung Quốc sáng nay (20/1) cho biết, nền kinh tế nước này tăng trưởng 7,4% trong năm 2014, thấp hơn mục tiêu mà Bắc Kinh đề ra và là mức tăng chậm nhất trong 24 năm
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc hạ lãi suất tác động ra sao đến thế giới?
Kinh tế Trung Quốc còn lâu mới vượt Mỹ
Kinh tế Mỹ tăng trưởng vượt dự báo
Kinh tế Trung Quốc bộn bề trước giờ cải tổ
Đo độ “khủng” của kinh tế Trung Quốc

Trong quý IV/2014 vừa qua, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc tăng 7,3%, nhỉnh hơn so với dự báo. Tuy vậy, đây vẫn là mức tăng thấp nhất của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Cả năm 2014, GDP Trung Quốc đạt mức tăng 7,4%, không đạt mục tiêu 7,5% mà Chính phủ nước này đề ra.

Đây là lần đầu tiên từ năm 1999 mà Trung Quốc không đạt mục tiêu tăng trưởng, đồng thời là mức tăng trưởng thấp nhất của kinh tế Trung Quốc kể từ năm 1990.

Tại cuộc họp báo sáng nay, Tổng cục Thống kê Trung Quốc nói rằng, nền kinh tế nước này đang đối mặt với khó khăn, nhưng Bắc Kinh sẽ nỗ lực để duy trì tốc độ tăng trưởng “trong một khoảng hợp lý”.

Ảnh minh họa. Nguồn:CNBC/Getty
Ảnh minh họa. Nguồn:CNBC/Getty

Năm 2014, Trung Quốc đã thực hiện một số cải cách thị trường mang tính nhỏ lẻ và một số biện pháp kích thích tăng trưởng trên quy mô khiêm tốn. Tuy nhiên, sự giảm tốc của thị trường bất động sản, tình trạng dư thừa công suất trong lĩnh vực công nghiệp, đầu tư suy giảm, và hoạt động xuất khẩu chững lại vẫn tiếp tục là những thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách nước này.

Nhưng nếu xét về mục tiêu của Bắc Kinh là chấp nhận tăng trưởng chậm lại để thực thi các cải cách về cơ cấu nền kinh tế, thì năm 2014 có thể xem là một năm thành công. Tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc duy trì ở mức thấp, trong khi bất ổn xã hội được kiềm chế.

Nửa sau của năm 2014, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc bắt đầu có những dấu hiệu lo ngại trước sự giảm tốc tăng trưởng. Chính vì lo ngại này mà Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) bất ngờ hạ lãi suất vào tháng 11.

Tuy vậy, đến nay, Bắc Kinh vẫn loại trừ khả năng tung ra một gói kích tăng trưởng quy mô lớn. Nguyên nhân nằm ở chỗ, Trung Quốc vẫn đang chật vật với một “núi” nợ khổng lồ xuất phát từ gói kích thích tăng trưởng quy mô 4 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương 643 tỷ USD, mà Bắc Kinh tung ra vào năm 2009.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc sáng nay tăng điểm sau khi số liệu GDP được công bố, với chỉ số Shanghai Composite tăng 1,5%. Năm ngoái, thị trường chứng khoán nước này tăng hơn 50%, mạnh nhất thế giới, do kỳ vọng của giới đầu tư vào việc Bắc Kinh sẽ có thêm biện pháp để hỗ trợ nền kinh tế.

IMF: Kinh tế toàn cầu đang trong “cơn gió ngược”

() Phát biểu trong phiên họp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde Tổng Giám đốc IMF cho rằng việc giá dầu giảm và kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh tạo sức bật cho nền kinh tế toàn cầu, nhưng chỉ các yếu tố này là chưa đủ để đưa kinh tế toàn cầu trở lại đà phát triển đúng hướng.

WB: Kinh tế toàn cầu chỉ tăng 3,0% trong năm 2015

() Ngân hàng Thế giới (WB) vừa hạ mức dự báo về tốc độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu trong 2 năm 2015 và 2016.

Năm 2014, kinh tế thế giới tăng trưởng không như dự kiến

() Năm 2014, kinh tế thế giới có tốc độ tăng trưởng khá thấp chỉ 3,4%. Trong bức tranh kinh tế toàn cầu, bên cạnh các điểm sáng như Mỹ, Anh, còn có một số mảng tối, như Liên minh châu Âu (EU), Brazil...

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư