Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Ký thỏa thuận hợp tác công tư ngành dệt may, da giày
Thế Hải - 28/10/2016 23:05
 
Thỏa thuận hợp tác công tư (TPP) trong lĩnh vực dệt may và da giày sẽ giúp 2 ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhận được sự hỗ trợ từ các đối tác lớn, đặc biệt là các công ty đa quốc gia, sở hữu thương hiệu lớn như Nike, Gap...

Thỏa thuận này nằm trong Chương trình Vươn tới đỉnh cao (RttT) với sự hỗ trợ xây dựng và triển khai từ tất cả các thành viên tham gia ký kết, gồm: Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương), Tổng cục Môi trường, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, các Hiệp hội Dệt may, Da giày, Hiệp hội Bông sợi, Các công ty đa quốc gia đại diện bởi Công ty Marks & Spencer và Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững (IDH).

Chương trình RttT là một sáng kiến được thống nhất trong khuôn khổ Diễn đàn Tăng trưởng xanh toàn cầu, các đối tác như Chính phủ Hà Lan, Đan Mạch, các công ty đa quốc gia như GAP, NIKE..., các tổ chức quốc tế.

, một trong những mục đích mà Thỏa thuận hướng đến chính là việc đẩy mạnh hoạt động thu hút và khuyến khích đầu tư vào các Dự án cải thiện hiệu suất, xây dựng cũng như vận hành các nhà máy sản xuất bền vững.
Một trong những mục đích mà Thỏa thuận hướng đến là việc đẩy mạnh hoạt động thu hút và khuyến khích đầu tư vào các dự án cải thiện hiệu suất, xây dựng cũng như vận hành các nhà máy sản xuất bền vững trong ngành dệt may, da giày...

Chương trình hoạt động tự nguyện nhằm hỗ trợ sản xuất và thương mại có trách nhiệm với các mặt hàng dệt may, da giày; ứng dụng sản xuất bền vững toàn cầu với thử nghiệm đầu tiên tại Việt Nam.

Mô hình này được đánh giá không chỉ góp phần giảm chi từ ngân sách Nhà nước mà còn tăng hiệu quả xúc tiến thương mại, phát triển thị trường cho hàng Việt Nam.

Hợp tác công-tư này nhằm cải thiện môi trường, giảm thiểu tác động nguy hại tới môi trường và cải thiện năng suất người lao động bằng cách tăng cường đối thoại với người lao động.

Bên cạnh đó, thông qua các sáng kiến được thử nghiệm tại nhà máy, kinh nghiệm triển khai hoạt động sản xuất dệt may và da giày của các công ty và yêu cầu của thị trường, các thành viên sẽ đóng góp và chia sẻ thông tin vào quá trình xây dựng các đề xuất chính sách, chiến lược, quy hoạch liên quan đến phát triển ngành dệt may và da giày.

Đặc biệt, một trong những mục đích mà Thỏa thuận hướng đến chính là việc đẩy mạnh hoạt động thu hút và khuyến khích đầu tư vào các dự án cải thiện hiệu suất, xây dựng cũng như vận hành các nhà máy sản xuất bền vững.

"Với vai trò là 2 ngành có đóng góp lớn cho xuất khẩu, đặc biệt dệt may với quy mô xuất khẩu gần 30 tỷ USD/năm, da giày 15-16 tỷ USD/năm, việc nhận được sự hỗ trợ từ các Công ty đa quốc gia, các Tập đoàn lớn, sẽ giúp ngành dệt may và da giày phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu", đại diện Bộ Công thương nhấn mạnh.

Dệt may, da giày, thủy sản và đồ gỗ chịu thiệt khi Hanjin phá sản
Doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dệt may, da giày, thủy sản và đồ gỗ sẽ chịu tác động lớn nhất từ việc Hãng tàu Hanjin phá sản.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư