Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Làm quy hoạch mà “bị treo” thì phải bồi thường thiệt hại
Nguyên Đức - 26/05/2017 16:00
 
Trước tình trạng nhiều quy hoạch lập ra mà không được triển khai, “bị treo” trong thời gian dài, các đại biểu Quốc hội cho rằng, phải có chế tài quy định rõ trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại do chậm, không triển khai quy hoạch gây ra.

Sáng 26/5, các đại biểu Quốc hội đã tập trung thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Quy hoạch. Và một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là xử lý các vi phạm về quy hoạch như thế nào.

“Đây là vấn đề cần đặc biệt quan tâm”, đại biểu Lê Công Đỉnh (Long An) nói và cho nhấn mạnh đến thực trạng thời gian qua, nhiều quy hoạch, nhất là quy hoạch phân khu chức năng về khu cụm công nghiệp, khu dân cư thương mại chậm hoặc không triển khai - hay còn gọi là “quy hoạch treo khá phổ biến, ảnh hưởng đến đời sống người dân trong vùng dự án cũng như trong vùng quy hoạch.

Đại biểu Lê Công Đỉnh- Long An. Ảnh: quochoi.vn
Đại biểu Lê Công Đỉnh- Long An. Ảnh: quochoi.vn

“Do vướng quy hoạch nên người dân không xây dựng mới nhà cửa, không thể chuyển mục đích sử dụng đất, không thể đầu tư phát triển gây thiệt hại tài sản, lãng phí nguồn lực xã hội quốc gia. Vì vậy, tôi đề nghị Luật Quy hoạch cần quy định rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quy hoạch”, đại biểu Lê Công Đỉnh nhấn mạnh

Theo đại biểu Lê Công Đỉnh, về nguyên tắc và theo quy định trong Dự thảo Luật, sau khi quy hoạch được công bố, phải có kế hoạch triển khai, nhưng thực tế lâu nay, nhiều quy hoạch chậm và không được triển khai. Nhưng “chế tài không rõ”, “cứ như thế người dân lại càng khổ”.

“Biết rằng hiện nay Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai có ràng buộc về thời gian triển khai dự án cũng như có những ràng buộc chế tài, nhưng vấn đề về bồi thường thiệt hại cho người dân do không hoặc chậm triển khai dự án theo quy hoạch thì chưa được quy định rõ ràng. Do đó, tại Điều 60 tôi đề nghị bổ sung thêm nội dung chống việc chậm, không triển khai quy hoạch, quy định rõ thời gian phải triển khai hoàn thành quy hoạch đã được phê duyệt, nhất là đối với quy hoạch phân khu chức năng. Có chế tài quy định rõ trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại do chậm, không triển khai quy hoạch gây ra”, đại biểu Lê Công Đỉnh nhấn mạnh.

Đồng quan điểm này, Lê Công Nhường (Bình Định) cho biết, trước đây, chỉ một vùng, một khu đất quy hoạch treo đã khiến cho nhiều người dân lao đao, khốn khổ. Nay là quy hoạch đất cả quốc gia, nếu không thận trọng thì hậu quả sẽ rất lớn.

Vì thế, đại biểu Lê Công Nhường đề nghị nên ưu tiên quy hoạch bám vào hiện trạng đang sử dụng đất của nhân dân và doanh nghiệp, và có phương án xử lý triển khai cho phù hợp, tránh quy hoạch treo cả quốc gia. Bởi vì, sau khi công bố quy hoạch và quy hoạch được phê duyệt thì ở Điều 59 và 60 sẽ xử lý các cá nhân và tổ chức vi phạm quy hoạch, trong khi đó dự thảo chưa đề cập đến hướng xử lý khi quy hoạch khác với hiện trạng sử dụng đất của người dân và doanh nghiệp.

“Tôi nhận thấy quy hoạch là một công cụ có tính hai mặt, nếu thực hiện tốt và có cơ sở khoa học thì nó sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nếu quy hoạch đã được thông qua mà những người thực thi không thực hiện tốt hoặc không khoa học thì nó sẽ là lực cản rất lớn cho phát triển kinh tế - xã hội và bóp chết sự đổi mới, sáng tạo. Bởi thế, tôi đề nghị Quốc hội xem xét cẩn trọng khi thông qua Dự thảo Luật, cũng như phải có biện pháp đối với đội ngũ thực thi ở giai đoạn tiếp theo”, đại biểu Lê Công Nhường nhấn mạnh.

Đã có phương án sửa đổi các luật liên quan đến quy hoạch
“Chúng tôi đã có phương án sửa đổi, bổ sung các luật liên quan đến quy hoạch, bảo đảm khi có hiệu lực, Luật Quy hoạch sẽ đi ngay vào cuộc...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư