Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Loay hoay trong ma trận M&A
Anh Vũ - 10/10/2015 08:54
 
Với nhiều chiêu trò trong mua bán - sáp nhập doanh nghiệp (M&A), các công ty ngoại đang khiến doanh nghiệp Việt rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan.

Chuyển giá, gia tăng chi phí, tái cấu trúc thương hiệu, mua chuộc nhân sự tay trong, trả lương cao không phù hợp cho các mục tiêu lợi nhuận trung và dài hạn, thâu tóm cổ đông, chuyển giao công nghệ cũ… là những chiêu trò mà các công ty nước ngoài thường dùng trong các thương vụ M&A, liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam.

M&A là xu hướng tất yếu mà các doanh nghiệp nên tận dụng tốt cơ hội này, nhất là trong bối cảnh kinh tế hội nhập sâu rộng hơn. Cũng có những doanh nghiệp Việt thể hiện độ khôn ngoan trong hoạt động này, nhưng đa số chịu nhiều thua thiệt, nhất là đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa không đủ tiềm lực về tài chính và nhân sự, cũng như những tính toán bài bản. Đó là lý do khiến các sai lầm vẫn bị lặp lại. 

Ông Nguyễn Hoàng Nam, Giám đốc Sàn giao dịch bất động sản Info, Tập đoàn Đại Dương, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Kinh doanh dịch vụ cao cấp dầu khí Việt Nam (ngồi giữa)
Ông Nguyễn Hoàng Nam, Giám đốc Sàn giao dịch bất động sản Info, Tập đoàn Đại Dương, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Kinh doanh dịch vụ cao cấp dầu khí Việt Nam (ngồi giữa)

Điển hình tại một doanh nghiệp chuyên sản xuất sữa và nước hoa quả. Cách đây 3 năm, doanh nghiệp này đã quyết định liên doanh (50/50) với đối tác ngoại để sản xuất sữa. Phía đối tác đã thực hiện tất cả các bước theo kế hoạch kinh doanh đề ra ban đầu. Nhưng đến nay kết quả kinh doanh không đạt như kỳ vọng. Sau khi tìm hiểu, phân tích thị trường, doanh nghiệp nhận ra nguyên nhân: Do chưa được đầu tư đủ mạnh để chiếm lĩnh, bao quát thị trường và nâng tầm thương hiệu. Trước tình hình này, CEO (một cổ đông) cùng với hai cổ đông còn lại của doanh nghiệp ngồi lại với nhau để cùng tìm giải pháp.

CEO cho rằng, kinh doanh sữa ở Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng, cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào liên doanh này. CEO đề nghị các cổ đông huy động thêm vốn, thậm chí bán luôn lĩnh vực sản xuất nước hoa quả để lấy tiền đầu tư  kinh doanh sữa.

Tuy nhiên, các cổ đông lại cho rằng, đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực sữa rất nhiều, họ đều mạnh về tài chính và có nhiều kinh nghiệm. Nếu lao vào cạnh tranh sẽ khiến doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro. Trong khi đó, lĩnh vực nước hoa quả là thế mạnh truyền thống của công ty. Theo các cổ đông, không đầu tư thêm vốn, hoặc bán hết lĩnh vực sữa, rút khỏi liên doanh này, quay về đầu tư cho lĩnh vực nước hoa quả.

CEO không đồng tình và cho rằng, nếu không đầu tư thêm vốn thì tỷ lệ liên doanh và kèm theo đó là quyền hạn, quyền lợi của mình sẽ giảm. Nếu bán và rút khỏi liên doanh vào thời điểm này công ty sẽ thiệt vì bị định giá rất thấp, khó thu hồi vốn. Hơn nữa, uy tín, hình ảnh của công ty và các cổ đông sẽ bị ảnh hưởng nếu thương vụ này thất bại.  Sự việc của công ty này đã thu hút sự chú ý của dư luận và có nhiều ý kiến trái chiều. Bạn Thùy Dương (Hà Nội) cho rằng, một công ty chỉ nên tập trung đầu tư một lĩnh vực, nếu kinh doanh cả hai thì sẽ khó xây dựng uy tín và thu hút sự chú ý của khách hàng.

“Tôi nghĩ, công ty này nên tiếp tục sản xuất sữa thì tốt hơn. So với sữa và nước hoa quả thì sữa vẫn mang đến lợi nhuận nhiều hơn. Đứng ở phương diện người dùng mà nói thì mọi người sẽ chọn dùng sữa nhiều hơn nước hoa quả”, bạn Thùy Dương nói.

Trong khi đó, bạn Phạm Vượng (TP.HCM) lại cho rằng, công ty này hoàn toàn có thể kết hợp 2 mảng kinh doanh với nhau, sữa hương nước trái cây không phải là quá xa lạ. Khi sở hữu một thương hiệu nước trái cây có tiếng, công ty có thể dùng nó để đưa thương hiệu sữa lên.

CEO đang lúng túng giữa các quan điểm trái chiều, hai chuyên gia của Chương trình CEO – Chìa khóa thành công là TS. Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Tài chính, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM và TS. Trần Quốc Việt, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Kinh Đô, Tổng giám đốc Công ty Kinh Đô Miền Bắc sẽ phân tích để tư vấn cho CEO đâu là giải pháp tốt nhất vào cuối tuần này.

Xu hướng thống trị hoạt động M&A tại Việt Nam
TS.Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế nhận định, năm 2013 và những năm tiếp theo, hình thức M&A được thống trị tại Việt Nam vẫn là mua cổ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư