Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14
Luật Phòng, chống tham nhũng: Nóng thu hồi tài sản, xử lý tài sản bất minh
Thế Hải - 01/06/2018 08:14
 
Phiên thảo luận tổ chiều về Dự án Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi) diễn ra chiều 31/5, vẫn còn khá nhiều vấn đề băn khoăn đã các đại biểu quốc hội chỉ ra, trong đó có câu chuyện xử lý tài sản bất minh và nguyên tắc công khai, minh bạch trong phòng chống tham nhũng.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng, Dự thảo Luật PCTN sửa đổi về cơ bản là đầy đủ, tuy nhiên, nếu Luật có tốt mấy mả con người thực thi không tốt thì cũng không ổn.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng, Dự thảo Luật PCTN sửa đổi về cơ bản là đầy đủ, tuy nhiên, nếu Luật có tốt mấy mà con người thực thi không tốt thì cũng không ổn (Ảnh: Thế Hải)

Sau khi nghe Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) và Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) tại phiên họp sáng 31/5, chiều cùng ngày, các đại biểu quốc hội tiếp tục thảo luận tại tổ về Dự thảo này.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.Hồ Chí Minh) cho rằng, quy định về công khai, minh bạch trong phòng chống tham nhũng quy định tại Chương 2, Điều 8 còn chưa đầy đủ, cần phải thêm 2 yếu tố nữa là dễ hiểu và dễ tiếp cận.

"Đơn cử như công khai lấy ý kiến nhưng người dân lại không dễ để tiếp cận những dự án luật. Hiện nay, việc công khai, minh bạch ở cơ sở cũng đang vướng, nhiều nơi chỉ mang tính hình thức. Nếu không thật lòng công khai thì có thể lựa chọn những hình thức khó tiếp cận nhất, diễn đạt rối ren khiến người đọc không hiểu. Do đó, đối với phòng ngừa tham nhũng, công khai là rất quan trọng để người dân hiểu và phải có người giải thích, hướng dẫn để người dân dễ tiếp cận.”

Nguyên tắc công khai, minh bạch (mới) được quy định tại Chương 2 Điều 8 nêu rõ: Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai, minh bạch thông tin về tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh và những nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan.  Ngoài ra, việc công khai, minh bạch phải đảm bảo chính xác, đầy đủ, kịp thời, khách quan theo đúng trình tự, thủ tục do cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quy định và phù hợp với quy định của pháp luật. 

“Thực hiện công khai, minh bạch trong phòng chống tham nhũng thời gian qua của ta còn rất hình thức, nếu quy định không cẩn thận chỉ là công khai cho có, hiện ta thực hiện Pháp lệnh về quy chế công khai ở cơ sở cũng như vậy, tính trung thực rất thấp, nên Luật cần phải chặt chẽ chỗ này”, bà Tâm nói.

Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, Dự thảo Luật PCTN sửa đổi về cơ bản là đầy đủ, tuy nhiên, nếu Luật có tốt mấy mả con người thực thi không tốt thì cũng không ổn. “Việt Nam là quốc gia thu nhập thấp từ nhiều năm nay, bây giờ có được cải thiện cao hơn nhưng không đồng đều, bởi thực chất hiện nay không ai có thể chỉ sống bằng thu nhập. Một mình thì may ra còn được, trong khi còn gia đình, con cái, bố mẹ và nhiều nhu cầu khác”. Rõ ràng, cuộc chiến chống tham nhũng là không đơn giản.

Ý kiến của đại biểu Dương Ngọc Hải (TP.Hồ Chí Minh) lại đề cập đến việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật ra khu vực ngoài nhà nước, khi cho rằng, thời gian qua, nhiều vụ việc trong ngành Ngân hàng về bản chất là tham nhũng, tham ô tài sản, thì khi mở rộng ra khu vực ngoài nhà nước thì đặt trách nhiệm cho cơ quan nào xử lý, bởi nếu giao thêm việc cho cơ quan thanh tra như hiện giờ sẽ bị quá tải, nên điều quan trọng vẫn phải tập trung làm tốt khu vực nhà nước đã.

Về 2 phương án xử lý tài sản, thu nhập kê khai không trung thực, tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được một cách hợp lý trong Dự thảo Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi, đại biểu này cho rằng đều chưa phù hợp cả 2 phương án.

Theo đại biểu Dương Ngọc Hải, thực tế, ngoài thu nhập họ có thêm những tài sản khác như được thừa kế, cho tặng, tiết kiệm, thậm chí do tiêu cực mà có nhưng không phải tham nhũng (buôn lậu chẳng hạn). Vì thế, xử lý được là rất khó, bởi trách nhiệm chứng minh tài sản đó là của Nhà nước.

“Nếu phương án 1 thì coi đó là tài sản tăng thêm nhưng vì không kê khai, giải trình được nên có thể đánh thuế. Nhưng tôi cũng không lý giải tại sao lại là mức thuế 45%. Còn phương án phạt hành chính cũng không hợp lý, vì nếu cho phạt thì sau khi phạt sẽ lại cho hợp thức hóa số tài sản này. Cả 2 phương án đều chưa hợp lý, cần suy nghĩ thêm. Còn đương nhiên tài sản nếu chứng minh đó là tài sản do tham nhũng mà có thì phải tịch thu”, ĐB Dương Ngọc Hải nói thêm.

Kiểm toán Nhà nước nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng
Ngày 29/4/2016, Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc đã ký và ban hành Chỉ thị số 769/CT-KTNN về việc “Nâng cao hiệu quả công tác phòng,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư