Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Lực mua của khối ngoại có tiếp tục nâng đỡ thị trường chứng khoán?
Vân Linh - 24/05/2015 09:57
 
Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) đang có xu hướng tăng. Đây là lực đỡ quan trọng thúc đẩy đà tăng của chứng khoán. Sức mua của khối ngoại sẽ diễn biến ra sao trong thời gian tới?

Chứng khoán tiếp tục đà tăng mạnh, khi kết thúc phiên giao dịch chiều ngày 20/5. Chỉ số VN-Index tăng 13,28 điểm (tương ứng 2,47%) lên mốc 550,1 điểm. Diễn biến tích cực cũng đến với sàn Hà Nội, khi Chỉ số HNX-Index tăng 1,93 điểm (2,45%) lên 79,32 điểm.

Điểm tích cực là, việc tăng mạnh trong phiên giao dịch gần đây không chỉ đến từ các cổ phiếu vốn hóa lớn, mà còn đến từ hầu hết các nhóm ngành trên thị trường. Dòng tiền đầu cơ hoạt động mạnh mẽ trong phiên giao dịch, đẩy thanh khoản thị trường lên cao với 181 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 2.326 tỷ đồng trong phiên giao dịch ngày 20/5.

Chỉ số VN - Index vừa vượt ngưỡng 550 điểm chứng tỏ dòng tiền đang trở lại thị trường
Chỉ số VN - Index vừa vượt ngưỡng 550 điểm chứng tỏ dòng tiền đang trở lại thị trường

 

Có tới 363 mã tăng điểm trên cả 2 sàn, trong đó có 95 mã tăng trần, áp đảo hoàn toàn so với 91 mã giảm điểm trong phiên. Hàng loạt cổ phiếu có tính đầu cơ cao trên thị trường như FLC, DLG, ITA, HQC, HAR, IDI, SSI, HBC… đều tăng hết biên độ.

Diễn biến các phiên giao dịch gần đây cho thấy, những tín hiệu của dòng tiền đang trở lại thị trường sau một thời gian giao dịch khá ảm đạm trước đó; dòng tiền vào thị trường khá mạnh khi giá nhiều cổ phiếu đã giảm về vùng khá hấp dẫn.

Một trong những yếu tố được xem là lực đỡ quan trọng và thúc đẩy đà tăng của chứng khoán chính là lực cầu từ khối ngoại trong các phiên gần đây.

Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào khá mạnh đối với mã SSI, với 1,1 triệu đơn vị trong phiên chiều ngày 20/5, các mã khác như FPT, OGC, HBC… cũng được khối ngoại mua vào. Như vậy, khối ngoại luôn đóng vai trò nâng đỡ quan trọng. Giao dịch của khối ngoại không chỉ có tác động mạnh mẽ đến chỉ số thị trường, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý giới đầu tư trong nước.

Tính đến ngày 18/5, giao dịch của khối ngoại trong tháng 5/2015 vẫn đang duy trì tích cực, khi các nhà đầu tư ngoại đã mua ròng tổng cộng 538 tỷ đồng trên cả hai sàn.

Giám đốc điều hành Tập đoàn VinaCapital, ông Andy Ho còn cho rằng, dòng vốn đầu tư gián tiếp (FII) vào Việt Nam đang xu hướng tăng. Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đã đạt 200-250 triệu USD trong năm 2014 và đang có xu hướng tăng trong thời gian tới. “Trong đó, chứng khoán là kênh đầu tư hấp dẫn đối với vốn ngoại, nhưng thị trường bất động sản cũng là một kênh đầu tư rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự phục hồi cũng như sự tăng trưởng của nền kinh tế”, ông Andy Ho nhận định.

Trước những quan ngại về đồng USD lên giá và khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sớm tái tăng lãi suất cơ bản đồng USD sẽ tác động đến vốn ngoại. Bởi một khi sức khỏe đồng USD tăng, nhà đầu tư sẽ hướng về đồng USD. Tuy nhiên, theo nhận định của ông Andy Ho, nếu Fed tăng lãi suất, nhà đầu tư sẽ mua USD, song mua USD vào lúc này để gửi tiết kiệm cũng chưa phải là giải pháp tốt, vì lãi suất tiền gửi tiết kiệm USD còn ở mức thấp. “Vì thế, các nhà đầu tư sẽ lấy đồng USD bán ra để đầu tư vào các kênh đầu tư khác cũng như tìm kiếm cơ hội đầu tư ở các thị trường khác. Bởi một khi đồng USD có giá sẽ là cơ hội để các nhà đầu tư tìm cơ hội, trong khi đó chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá còn khá hấp dẫn vốn ngoại”, ông Andy Ho nói.

Yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định đầu tư của khối ngoại đó là sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam Việt Nam. Hiện các chỉ số định giá của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang rẻ hơn so với một số nước trong khu vực. Các phiên giảm giữa tháng 5/2015 càng giúp chỉ số định giá hấp dẫn hơn để khối ngoại mua vào.

Điều này có thể giúp thị trường lạc quan hơn về xu hướng giao dịch của khối ngoại, khi họ tiếp tục mua mạnh trong những phiên gần đây.

Lực cầu trong những phiên gần đây tương đối khá, dù chưa thể khẳng định thị trường đã thoát “đáy” hay chưa, nhưng kỳ vọng nhiều hơn về một xu hướng tích cực hơn trong thời gian tới.

Giám đốc khối thị trường mới nổi Công ty Korea Investment & Securities (Hàn Quốc) ông Yun Hang Jin cũng đưa ra nhận định, lạm phát Việt Nam được kiểm soát ở mức thấp; mặt bằng lãi suất tiết kiệm giảm dần; tín dụng ngân hàng dần được cải thiện khi nhu cầu vốn đầu tư - kinh doanh của doanh nghiệp cũng dần trở lại. Thêm vào đó, bất động sản đang có dấu hiệu ấm dần lên... tạo điều kiện cho quá trình xử lý nợ xấu của ngân hàng là động lực khơi dòng vốn. Đây chính là các yếu tố thúc đẩy chứng khoán.

Thị trường chứng khoán cần nhất là sự minh bạch
Thị trường chứng khoán cần được phát triển đúng với tầm quan trọng của nó là kênh dẫn vốn chủ đạo, thay vị bị lấn át bởi thị thị...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư