Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 19 tháng 03 năm 2024,
Masan Resources đạt doanh thu kỷ lục, phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 25% cho cổ đông
Hữu Tuấn - 20/04/2018 15:32
 
Ngày 20/4, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 Công ty CTCP Tài Nguyên Masan (Masan Resources - Mã: MSR) đã quyết nghị đặt mục tiêu đạt doanh thu tối đa lên 8.000 tỷ đồng, phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 25% cho cổ đông trong năm 2018.

Theo báo cáo cổ đông tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018, Masan Resources (MSR) đã có một năm 2017 hoạt động ấn tượng. Báo cáo tài chính của  MSR ghi nhận doanh thu kỷ lục hơn 5.404 tỷ đồng, tăng hơn 1.000 tỷ đồng so với năm 2016 ; Lợi nhuận thuần sau thuế là hơn 301 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận thuân phân bổ cho chủ sở hữu của Công ty là gần 206 tỷ đồng. 

Nguyên nhân của việc tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đột biến được xác định là giá nhờ các sản phẩm florit, đồng và bismuth tăng mạnh, hiệu suất khai thác các sản phẩm tăng và tiết kiệm chi phí.

Cổ đông Masan Resources đã biểu quyết thông qua chỉ tiêu kinh doanh 2018 với doanh thu tối đa đạt 8.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tương ứng cán mốc 1.000 tỷ đồng (lần lượt tăng 48% và 385% so với năm 2017).

Đại diện MSR trả lời các câu hỏi của cổ đông tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018
Đại diện MSR trả lời các câu hỏi của cổ đông tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018

Ông Craig Bradshaw, Tổng giám đốc Masan Resources nhận định, có nhiều lý do khiến MSR có thể đạt được mục tiêu này.

Đó là nhiều khả năng giá Vonfram sẽ tăng trưởng trở lại trong năm 2018 và vượt mức 300 USD/mtu và đứng trước cơ hội lên ngưỡng 400 USD/mtu vào năm 2018. Mặt khác, nhu cầu cho vonfram hiện đang tăng trưởng trở lại, do tăng cường đầu tư trở lại tại ngành dầu khí, sản xuất hàng hoá và công nghiệp. Xu hướng trên được dự báo là sẽ còn tiếp diễn và chưa có dấu hiệu xuất hiện nguồn cung mới cho thị trường trong năm 2018. Trong khi đó, nguồn cung Vonfram hiện tại phụ thuộc vào Trung Quốc đang có nhiều bất ổn. Theo đó, trước bối cảnh ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động, Chính phủ nước này đã sử dụng nhiều biện pháp mạnh tay, thậm chí yêu cầu đóng mỏ, áp dụng hạn ngạch sản xuất, xuất khẩu vonfram... khiến nguồn cung suy giảm.

Đại diện MSR cho biết, năm 2018, MSR sẽ tiếp tục quản trị chi phí. Núi Pháo của MSN hiện là một trong nhà chế biến vonfram với chi phí thấp nhất thế giới và đã có khoản đầu tư lớn theo tiêu chuẩn quốc tế vào kiểm soát môi trường.

MSR cũng sẽ tiếp tục gia tăng tỷ lệ thu hồi quặng lên mức tối đa. Hiện việc nâng cấp công trình vận hành sản xuất đối với dây chuyền vonfram sắp hoàn thành và sẽ làm gia tăng tỷ lệ thu hồi vonfram lên mức cao nhất theo tiêu chuẩn thế giới đối với mỏ vonfram - đa kim.

Đồng thời, MSR đang ở trong những giai đoạn cuối cùng để đưa ra giải pháp nhằm thương mại hoá lượng vàng chứa trong thân quặng và dự kiến năm 2018 có thể sản xuất thương mại vàng. Đây sẽ là kim loại thứ 5 đóng góp vào doanh thu của mỏ Núi Pháo.

Dù năm 2017 ghi nhận kết quả khả quan, song MSR quyết định sẽ không chia cổ tức. Thay vào đó, cổ đông đã biểu quyết thông qua phương án phát hành cổ phiếu thưởng nhằm tăng vốn, tỷ lệ 25%.

Theo đó, các cổ đông sở hữu cổ phần đến thời điểm chốt danh sách (ngày đăng ký cuối cùng) sẽ được nhận cổ phiếu thưởng tương ứng với cổ phiếu đang nắm giữ. Mỗi cổ đông sở hữu 100 cổ phần sẽ được thưởng 25 cổ phần (25%).  Mệnh giá cổ phần 10.000 đồng cổ phần.

PENM Partners đặt niềm tin vào chiến lược tăng trưởng hàng tiêu dùng của Masan
Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (MSN – HOSE) vừa cho biết, PENM Partners, quỹ đầu tư vốn tư nhân với nhiều khoản đầu tư thành công vào các công ty...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư