Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14
"Mổ xẻ" nhiều giải pháp xử lý tài sản kê khai không trung thực
Thế Hải - 31/05/2018 10:49
 
Hôm nay ngày 31/5 kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 14 tiếp tục làm việc về một số nội dung trong đó có Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thể dục thể thao.

Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).

Nhiều quy định của dự thảo Luật đã được sửa đổi nhằm bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành như: Quy định về công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; trách nhiệm giải trình; tiêu chí đánh giá công tác PCTN; báo cáo, công khai báo cáo công tác PCTN; tuyên truyền, giáo dục về công tác PCTN; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn; thanh toán qua tài khoản và nhiều nội dung khác của dự thảo Luật.

Một trong những điểm mới của Dự thảo là mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật ra khu vực ngoài nhà nước. Về điều này, phần lớn ý kiến tán thành với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật ra khu vực ngoài nhà nước vì cho rằng, trên thực tế, tình hình tham nhũng khu vực ngoài nhà nước đã và đang xuất hiện, ảnh hưởng bất lợi đến các hoạt động cạnh tranh lành mạnh, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh, cản trở hiệu quả của công tác PCTN khu vực nhà nước.

Đồng thời, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật ra khu vực này cũng nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng tại Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2017 của Bộ Chính trị là “từng bước mở rộng hoạt động PCTN ra khu vực ngoài nhà nước”.

Nhiều đại biểu cho rằng, khó khăn nhất của công tác phòng, chống tham nhũng chính là kiểm soát tài sản, nhất là tài sản không rõ nguồn gốc. Chính vì vậy, Dự thảo Luật đã bổ sung quy định mới về xử lý tài sản, thu nhập thực tế lớn hơn tài sản, thu nhập đã kê khai hoặc tài sản, thu nhập tăng thêm mà người kê khai không giải trình được một cách hợp lý về nguồn gốc phần tài sản, thu nhập chênh lệch hoặc tăng thêm và chưa có căn cứ xác định do phạm tội mà có (tài sản, thu nhập không giải trình được hợp lý về nguồn gốc), 

Theo đó, tài sản, thu nhập kê khai không trung thực; tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được một cách hợp lý…của cán bộ công chức sẽ bị đánh thuế cao, tới 45%. 

Ngoài ra, một phương án khác là Cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền bằng 45% giá trị của phần tài sản, thu nhập chênh lệch hoặc tăng thêm không giải trình được một cách hợp lý về nguồn gốc.

Đối với cả 2 phương án, dự thảo Luật đều quy định người bị thu thuế hoặc bị xử phạt hành chính có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện tại Tòa án hành chính về kết luận xác minh tài sản, thu nhập. Việc thu thuế hay xử phạt hành chính đều không loại trừ trách nhiệm hình sự nếu các cơ quan có thẩm quyền chứng minh tài sản đó do phạm tội mà có.

Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu: Phòng chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra
Đó là nhận định của Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu, trong Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2016 trình bày tại Quốc hội ngày...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư