Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 19 tháng 03 năm 2024,
"Mới bắn chỉ thiên 5 dự án tiêu tán 30.000 tỷ đồng"
Hữu Tuấn - 01/11/2016 12:04
 
Đó là nhận xét của Đại biểu quốc hội Nguyễn Ngọc Phương (Đoàn Quảng Bình) khi nhận xét về trách nhiệm trong quản lý các dự án lớn.

Nhận xét về báo cáo của Chính phủ, thẩm tra của Uỷ ban Tài chính Ngân sách về kế hoạch tài chính 5 năm, nợ công và đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương nhận xét, các báo cáo chưa nêu được hiệu quả đầu tư thực tế của các dự án, bao nhiêu dự án thua lỗ, bao nhiêu dự án cần xem xét đề nghị điều tra, truy tố; nguyên nhân và giải pháp.  

"Tình trạng dự án chuẩn bị sơ xài, phê duyệt hình thức để được bố trí vốn dẫn đến phải bổ sung khá nhiều lần, bố trí vốn dàn trải kéo dài thời gian thi công dẫn tới giảm hiệu quả, thất thoát, lãng phí. Buông lỏng quản lý, chấp hành không nghiêm các quy định, quy chế trong đầu tư công. Phải chỉ ra được trên thực tế có bao nhiêu dự án hoạt động không hiệu quả, bao nhiêu dự án sử dụng vốn Nhà nước bị thua lỗ, bao nhiêu dự án gây thất thoát, lãng phí, bao nhiêu dự án cần đề nghị điều tra, truy tố. Có như thế mới xác định được trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xử lý, làm bài học cho tổ chức, quản lý, hy vọng ngăn chặn được tình trạng thất thoát vốn đầu tư lâu nay", ông Phương nhấn mạnh.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương:
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương: "Báo cáo, thẩm tra hiện mới "bắn chỉ thiên" chứ không truy được trách nhiệm".


Ông Phương nêu dẫn chứng 5 dự án "khủng" như Xơ sợi Đình Vũ, Gang thép Thái Nguyên (giai đoạn 2), nhà máy bột giấy Phương Nam, nhà máy Đạm Ninh Bình, nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất..., đã làm "tiêu tan" trên 30.000 tỷ đồng vốn đầu tư.

“Cách báo cáo, thẩm tra hiện mới "bắn chỉ thiên", nêu ra cái chung chứ không truy được trách nhiệm, không tạo ra đột phá làm chuyển biến nhận thức về vốn đầu tư, nhất là chống tham nhũng, lãng phí”, ông Phương nhận xét.

Vị đại biểu này  đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ nguyên nhân vì sao nợ công tăng cao và cho biết phương án khắc phục, làm an lòng đại biểu và nhân dân. Bởi theo ông Phương, tâm lý của người dân vẫn luôn canh cánh nỗi lo nợ công trong bối cảnh chỉ tiêu này càng ngày càng gia tăng mạnh. "Thứ nhất nhà dột, thứ hai nợ đòi", ông Phương nói.

Đại biểu cũng cho rằng, với những địa phương có số thu lớn, thường xuyên vượt thu như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng cần chung sức cùng Chính phủ để giải quyết khó khăn với những địa phương khác trong cả nước. Điển hình như Quảng Bình, với tình hình lũ lụt, thiên tai thường xuyên, đời sống sản xuất kinh doanh ngập chìm khó khăn, nếu không có sự hỗ trợ của ngân sách Trung ương thì sẽ "phá sản".

Dự án Nhà máy bột Giấy Phương Nam: Đầu tư 3.000 tỷ đồng để bán 0 đồng?
Sau khi tiêu gần 3.000 tỷ đồng nhưng vẫn không thể đi vào hoạt động, Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam đang làm đau đầu các cơ quan chức năng khi...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư