Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Muốn vươn xa, startup cần một tầm nhìn đủ lớn để bán mọi thứ
Anh Hoa - 14/09/2017 12:00
 
Tầm nhìn để bán sản phẩm cho khách hàng, bán cho nhà đầu tư và bán cho những người tài chấp nhận bán sức cho doanh nghiệp của bạn, kết nối nhân sự tin tưởng vào công ty.

Nói về tầm nhìn đối với startup, ông Phạm Minh Tuấn, Founder & CEO của Topica Edtech Group khẳng định: Khởi nghiệp trong thời gian đầu thì không cần quá chú trọng vào tầm nhìn. Trong 5 năm đầu làm khởi nghiệp, Topica chưa có tầm nhìn, cái quan trọng là Topica có 1 mô hình đủ tốt để có thể tiếp tục tăng trưởng và vươn lên đứng đầu Đông Nam Á, đó sẽ là điều mà nhà đầu tư quan tâm.

Nhận định về thị trường hiện nay, dựa trên báo cáo gọi vốn từ TFI, ông cho rằng các nhà đầu tư đang ngày càng cẩn trọng hơn trong từng thương vụ, vì thế các startup cần giải quyết tốt bài toàn về mô hình thì sẽ không thiếu nhà đầu tư muốn đầu tư cho startup của các bạn.

Chia sẻ về bài toán mô hình, theo ông các startup hiện nay nên theo đuổi mô hình khởi nghiệp phát triển dựa trên nền tảng công nghệ. Mọi mô hình kinh điển hầu hết đều đã có người làm cùng những tên tuổi lớn như Warren Buffet (Berkshire Hathaway), Amancio Ortega (Zara), Wang Jianlin (Real Estate). Đồng thời, những tỷ phủ hiện tại trong ngành công nghệ ngày càng nhiều với tuổi đời ngày càng trẻ.

“Hãy khởi nghiệp với mô hình công nghệ, công nghệ hiện tại đang ngày càng xoáy sâu vào mọi ngóc ngách của nhu cầu con người, vì thế sẽ không thiếu ý tưởng để bạn lựa chọn”, ông Tuấn khuyên. 

Khi đã có quy mô, mọi startup đều phải ghi tầm nhìn ra giấy và đánh thứ tự ưu tiên để thu hút nhà đầu tư từng giai đoạn
Khi đã có quy mô, mọi startup đều phải ghi tầm nhìn ra giấy và đánh thứ tự ưu tiên để thu hút nhà đầu tư từng giai đoạn

Một góc nhìn khác từ ông Nguyễn Ngọc Điệp, Founder & CEO VNP Group, thì tầm nhìn và sứ mệnh là 2 yếu tố Founder nên phát triển từ đầu nhưng để thật sự rõ ràng thì khi quy mô công ty lên trên 150 người mới “ghi ra giấy”. Bởi sẽ rất khó để bắt tay vào xây dựng văn hóa doanh nghiệp khi công ty đã có quy mô. Tuy nhiên, nếu muốn vươn xa, mọi doanh nghiệp đều cần một tầm nhìn đủ lớn.

"Tầm nhìn để bán sản phẩm cho khách hàng (khách hàng không mua sản phẩm, họ mua lý do định hình doanh nghiệp), để bán cho nhà đầu tư, và bán cho những người tài chấp nhận bán sức cho doanh nghiệp của bạn, kết nối nhân sự tin tưởng vào công ty", ông Điệp cho biết.

Nói đến nhà đầu tư, ông Điệp chia sẻ thêm: “Mọi Startup đều nên gọi vốn nhà đầu tư thay vì dùng tiền của mình, đó không chỉ là tiền mà còn là một sự tin tưởng từ bên có kinh nghiệm, tin vào giấc mơ Founder theo đuổi. Nếu bạn đã được đầu tư rồi thì gọi vốn các vòng sau cũng sẽ dễ dàng hơn. Nhà đầu tư vòng đầu là những người đến với bạn lúc khố rách áo ôm và tin vào giấc mơ bạn chọn, hãy quý trọng họ”.

Theo ông Điệp, các bạn trẻ không nên quá mơ mộng, với ý tưởng khởi nghiệp cần nhìn sớm dòng tiền sẽ đến từ đâu. "Không có tiền, không nói chuyện", ông Điệp nói.

Tại sao start-up Việt vẫn khó tiếp cận vốn ngoại, nhất là dòng vốn lớn?
Ông Nguyễn Mạnh Dũng, Giám đốc quỹ đầu tư CyberAgent khu vực Đông Nam Á đã đưa ra 4 nguyên nhân chủ yếu để trả lời câu hỏi này tại sự kiện...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư