Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Nhà nước sẽ đầu tư vốn trong những trường hợp nào?
Mạnh Bôn - 13/07/2013 12:13
 
Dầu khí, viễn thông, ngân hàng... là những lĩnh vực đang được các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
TIN LIÊN QUAN

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 71/2013/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Theo đó, kể từ ngày 1/9/2013, Nhà nước chỉ đầu tư dự án, công trình quan trọng tại doanh nghiệp trong trường hợp dự án có tổng vốn đầu tư từ 35.000 tỷ đồng trở lên, trong đó vốn nhà nước từ 11.000 tỷ đồng trở lên.

PVN là một trong những doanh nghiệp đang đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài để khai thác dầu khí

Đối với dự án, công trình trọng điểm của quốc gia đầu tư ra nước ngoài có tổng vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên, trong đó vốn nhà nước đầu tư ra nước ngoài từ 7.000 tỷ đồng trở lên; dự án, công trình đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định; dự án đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng quyết định mới được Nhà nước đầu tư vốn cũng được Nhà nước đầu tư vốn.

Nhà nước cũng đầu tư vốn đối với dự án, công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, gồm nhà máy điện hạt nhân; dự án, công trình sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 hécta ha trở lên.

Dự án, công trình sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước 2 - 3 vụ/năm với quy mô từ 500 ha trở lên; dự án, công trình phải di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác; dự án, công trình đầu tư tại địa bàn có di tích quốc gia có giá trị đặc biệt quan trọng về lịch sử, văn hóa; danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia cũng thuộc loại được Nhà nước đầu tư vốn.

Ngoài ra, Nhà nước cũng đầu tư vốn vào dự án, công trình đầu tư tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh; và dự án, công trình đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt.

Cũng kể từ ngày 1/9/2013, Nhà nước chỉ đầu tư vốn để thành lập mới doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đối với những ngành, lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho xã hội, trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng; ngành, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế, đòi hỏi đầu tư lớn; địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư.

Việc bổ sung vốn chỉ thực hiện đối với doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn theo tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ nhưng chưa được Nhà nước đầu tư đủ vốn điều lệ.

Nghị định 71/2013/NĐ-CP cũng quy định, việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước để duy trì hoặc tăng tỷ lệ vốn nhà nước đang tham gia tại doanh nghiệp gồm, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng; doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế ngành, lãnh thổ và thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ.

Việc mua lại một phần vốn hoặc toàn bộ doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác để thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư