Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Nhận diện cơ hội đầu tư vào thị trường dược và thiết bị y tế
Anh Hoa - 02/12/2015 20:55
 
Chính phủ đặt mục tiêu mở rộng sản xuất các thiết bị y tế thông dụng, đảm bảo cung cấp khoảng 60% nhu cầu trong những năm tới. Đây là một thách thức hay cơ hội?

Theo báo cáo thống kê của Hiệp Hội Thiết bị y tế TP.HCM, mỗi năm, hàng trăm tỷ đồng đã được chi cho các thiết bị y tế nhập khẩu. Điều này cho thấy, sản xuất trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ công tác khám chữa bệnh tại các bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế… Chính phủ đặt mục tiêu mở rộng sản xuất các thiết bị y tế thông dụng, đảm bảo cung cấp khoảng 60% nhu cầu trong những năm tới.

Đây là một thách thức đối với ngành y tế nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội cho các chủ đầu tư và các doanh nghiệp. Chính vì vậy, theo nhiều chuyên gia nhận định thị trường trang thiết bị y tế tại Việt Nam được đánh giá là rất tiềm năng.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng có nhiều chính sách ưu đãi đối với đầu tư trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe như ưu tiên giao đất, hỗ trợ tài chính hoặc miễn tiền sử dụng đất. Việc thành lập các bệnh viện mới đang được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thị trường trang thiết bị y tế tại Việt Nam được đánh giá là rất tiềm năng cho các nhà đầu tư
Thị trường trang thiết bị y tế tại Việt Nam được đánh giá là rất tiềm năng cho các nhà đầu tư

Thực tế, ngành kinh doanh sản xuất dược của Việt Nam có nhiều phát triển đáng kể. Theo báo cáo của Cục quản lý Dược Việt Nam, mục tiêu hướng đến năm 2030 về cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng, sản xuất thuốc chuyên khoa đặc trị, chủ động sản xuất vắc xin, sinh phẩm cho phòng chống dịch bệnh, sản xuất nguyên liệu làm thuốc. Cũng theo báo cáo này, các nhà máy sản xuất dược phẩm Việt Nam và liên doanh chiếm thị phần đến 80%.

Khác với lĩnh vực trang thiết bị y tế, ngành Dược có những công ty đáp ứng sản xuất trong nước và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như: Công ty CP Dược Hậu Giang, Công ty CP Dược Đạt Vi Phú (Davipharm)....

Một trong những kênh quảng bá và thu hút hiệu quả các doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyên ngành này, phải kể đến các kỳ tổ chức Triển lãm chuyên ngành Y Dược (Vietnam MediPharm Expo) ở Hà Nội (2-4/12/2015), TP.HCM (10 - 13/8/2016) và phát triển tại thị trường Myanmar (19 - 21/5/2016).

Vietnam Medi Pharm ở Hà Nội đã thu hút 150 doanh nghiệp tham gia đến từ 16 quốc gia và vùng lãnh thổ. Khách tham quan sẽ có cơ hội gặp gỡ trực tiếp với các công ty cung cấp trang thiết bị y tế hiện đại nhất đến từ: Mỹ, Đức, Hy Lạp, Hàn Quốc, Nhật Bản…; Các công ty sản xuất dược phẩm đến từ: Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh…; Cung cấp thiết bị nha khoa và nhãn khoa nổi tiếng đến từ: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… Đặc biệt là các sản phẩm chức năng và thiết bị làm đẹp của các Công ty Nhật Bản, Singapore và Thái Lan…

Các bệnh viện quốc tế đang dần mong muốn thâm nhập thị trường Việt Nam để góp phần đưa các dịch vụ khám chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh hiểm nghèo. Điển hình như bệnh viện Paul Gerhard Diakonie International (PGDI) đến từ Đức cung cấp các phương pháp chữa bệnh hiểm nghèo, ác tính như: ung thư, vi phẫu, thay thế khớp và bộ phận nhân tạo, các bệnh về phổi

Đại diện PGDI kỳ vọng muốn được hợp tác với các bệnh viện công tư ở ViệtNam và các bệnh nhân đang mắc các bệnh nêu trên được tiép tục điều trị chuyên sâu, nếu như phù hợp với mong muốn của người bệnh và thực trạng năng lực của bệnh viện tại Việt Nam. PGDI có bộ phận hỗ trợ bệnh nhân và người hộ tống các thủ tục visa, giấy tờ lưu trú.

Thế giới sẽ chi 1.300 tỷ USD cho dược phẩm vào năm 2020
Mới đây tổ chức theo dõi sức khỏe IMS đã đưa ra báo cáo “Sử dụng thuốc trên toàn cầu năm 2020: Triển vọng và khuyến nghị.”
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư