Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Nội địa hóa - yếu tố thay đổi cuộc chơi cho ngành công nghiệp sản xuất Việt Nam
P.V - 30/06/2017 10:34
 
Bà Kasinee Phantteeranurak, Quản lý dự án, Công ty ReedTradex cho rằng, sự tăng trưởng liên tục của dòng chảy FDI vào Việt Nam trong những năm qua, đánh dấu ở mức 24,4 tỷ đô la Mỹ vào năm 2016, là một động lực để nền công nghiệp phát triển. Theo đó là mong muốn của các nhà công nghiệp trong việc tìm kiếm những công nghiệp mới để áp dụng vào sản xuất và đáp ứng thị trường.

Thưa bà, những chương trình triển lãm quốc tế do Reed Tradex tổ chức tại Việt Nam thời gian qua đã thu được những kết quả như thế nào?

Sự tăng trưởng liên tục của dòng chảy FDI vào Việt Nam trong những năm qua, đánh dấu ở mức 24,4 tỷ đô la Mỹ vào năm 2016, là một động lực để nền công nghiệp phát triển. Theo đó là mong muốn của các nhà công nghiệp trong việc tìm kiếm những công nghiệp mới để áp dụng vào sản xuất và đáp ứng thị trường. Các triển lãm thương mại và sự kiện quốc tế - nơi những công nghệ mới được tụ hội và trình bày - được dự đoán sẽ mở rộng và phát triển thích cực tại Việt Nam.

Hiện nay, Reed Tradex đang tổ chức ba triển lãm quốc tế tại Việt Nam là Metalex Vietnam, Nepcon Vietnam và Vietnam Manufacturing Expo. Hằng năm, mỗi sự kiện triển lãm của chúng tôi đã chào đón hơn 10,000 các nhà công nghiệp đến khám phá các công nghệ mới, cũng như tham gia vào các diễn đàn & hội thảo chuyển đề. Ngoài ra, số lượng khách tham quan triển lãm tăng 11-15% / năm phần nào phản ánh mối quan tâm của các nhà công nghiệp Việt Nam về tầm quan trọng của việc kết nối và cập nhật thị trường.

.
Bà Kasinee Phantteeranurak,  Quản lý dự án, Công ty ReedTradex

Bà có đánh giá gì về xu hướng thị trường và môi trường đầu tư tại Việt Nam?

Năm 2016, Việt Nam thu hút được tổng vốn FDI vào khoảng 24,4 tỷ USD, trong đó sản xuất và lắp ráp là ngành thu hút FDI cao nhất, chiếm khoảng 60%. Hàn Quốc là nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam (7 tỷ USD), tiếp đến là Nhật Bản và Singapore. Điều này phần nào phản ánh tiềm năng của Việt Nam, cũng như cơ hội kết nối với các nhà đầu tư hàng đầu châu Á để tạo nên một khu vực sản xuất mới và thịnh vượng.

Nguồn vốn đầu tư không chỉ giới hạn ở những ngành nghề lao động trình độ cơ bản. Ngày càng có nhiều nhà sản xuất thiết bị điện tử công nghệ cao hiện diện tại Việt nam. Xu hướng này có thể vẫn tiếp tục tăng, minh chứng từ những nỗ lực mở rộng đầu tư của các công ty công nghệ khổng lồ như Samsung, Intel, LG, Panasonic và Microsoft.

Con số tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng của Việt Nam có sự đóng góp không nhỏ của FDI. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2016, 72% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến từ đầu tư FDI, trong đó các sản phẩm chính là điện thoại, các sản phẩm điện tử, máy tính và linh kiện. Theo thông tin từ nhóm nghiên cứu DBS của Singapore, tổng kim ngạch xuất khẩu điện & điện từ từ châu Á đã tăng 17% trong giai đoạn 2010-2014, trong khi đó Việt Nam có chỉ số xuất khẩu tăng gấp 10 lần. Không thể phủ nhận rằng Việt Nam đang hưởng lợi rất lớn từ dòng vốn FDI; Tuy nhiên, một kế hoạch dài hạn cần được xem xét để giữ cho Việt Nam tiếp tục phát triển một cách bền vững.

Theo bà, Việt Nam cần nhìn nhận thách thức, nắm bắt cơ hội hội nhập như thế nào?

.
.

Trước đây, phần lớn các công ty nước ngoài đầu tư vào sản xuất vì sự thu hút của chi phí sản xuất thấp với nhân công giá rẻ, cùng với các ưu đãi về thuế. Sự có mặt của Samsung tại Việt Nam đã thay đổi cục diện với tỷ lệ đầu tư cao vào ngành điện tử. Nhà sản xuất khổng lồ đến từ Hàn Quốc bắt đầu tuyển dụng hàng ngàn công nhân và kéo theo hằng trăm nhà sản xuất thiết bị.

Trong khi đó, một nhà sản xuất công nghệ cao khác là Intel cũng đã đặt cơ sở thử nghiệm và lắp ráp lớn nhất thế giới của hãng tại Việt Nam, với vốn đầu tư 1 tỷ USD, góp phần nâng cao chuỗi giá trị sản xuất tại đây. Bất chấp thực tế về sự thiếu hụt nguồn cung ứng tại nội địa, tín hiệu đầu tư vẫn tiếp tục tăng. Thay vào đó, Intel đã có những đóng góp tích cực trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các công ty trong nước để tăng cường nội địa hóa.

Trong những năm qua, Việt Nam cũng đã đưa ra một chế độ thuế hấp dẫn cho các doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp đã giảm từ 25% xuống còn 22% vào năm 2014 và 20% vào năm 2016. Ngoài ra còn có các ưu đãi đặc biệt cho một số ngành nghề cụ thể cần được khuyến khích, trong đó có cả ngành sản xuất công nghệ cao. Khu công nghệ cao và một số khu công nghiệp cũng nhận được các khoản lợi tức về thuế.

.
.

Tuy nhiên, tính bền vững lâu dài của ngành sẽ phụ thuộc nhiều vào việc nâng cao năng suất và thúc đẩy chuỗi giá trị. Việt Nam cũng cần phát triển những điểm mạnh của riêng mình để duy trì xu thế cạnh tranh. Nếu không, các nhà sản xuất điện tử và các nhà sản xuất công nghiệp khác sẽ tiếp tục hướng di chuyển của họ đến các địa điểm rẻ hơn. Indonesia, Campuchia, Lào và Myanmar là những đại diện phẩm thay thế cạnh tranh cho các nhà sản xuất toàn cầu.

Tương lai của ngành sản xuất không chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn FDI, mà còn là sự phát triển lâu dài và bền vững với một kế hoạch dài hạn. Những nhận định của bà về nội địa hóa?

Việt Nam có mức thuế suất ưu đãi, lực lượng lao động trẻ và dồi dào, những hỗ trợ thuê mặt bằng sản xuất và tỷ giá tiền tệ ổn định... Một lần nữa, tôi muốn nhấn mạnh rằng Việt Nam có quá nhiều lợi thế cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tôi tin rằng với những ưu đãi hiện tại đã khiến các nhà đầu tư FDI lớn sẵn sàng thực hiện các khoản đầu tư lớn ngay cả khi chuỗi cung ứng địa phương vẫn còn nhiều thiếu hụt. Tỷ lệ nội địa hóa ở Việt Nam từ 10- 30%, không đạt được yêu cầu để hưởng các quy tắc ưu đãi về xuất xứ trong hầu hết các FTA ở mức 45%. Để phát triển lâu dài, các nhà đầu tư khổng lồ như Samsung, Intel, Microsoft đã sẵn sàng đầu tư và xây dựng năng lực địa phương bằng cách đào tạo nhân viên và hỗ trợ các doanh nghiệp liên quan. Vậy tại sao các nhà sản xuất địa phương không tận dụng những ảnh hưởng này để tự phát triển khả năng sản xuất của mình?

Mỗi đơn vị sản xuất cần xác định rõ mục tiêu trong việc nâng cấp công nghệ của dây chuyền sản xuất để đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời phát triển nguồn nhân lực để vận hành hệ thống mới. Trên thực tế, việc xây dựng năng lực về công nghệ và sản xuất cho công ty địa phương được xây dựng từ yếu tố cơ bản là nguồn nhân lực. Trọng tâm của kế hoạch này là việc cập nhật các kiến thức chuyên sâu và đào tạo kỹ thuật. Học hỏi từ tiêu chuẩn toàn cầu, và áp dụng nó cho địa phương để đẩy mạnh sản xuất.

Việc địa phương hoá và tạo ra giá trị trong nước là một phần của giải pháp. Tuy nhiên, phải mất nhiều năm để đào tạo một công nhân lành nghề. Một chiến lược cần thiết để thu hút các chuyên gia quay trở lại phục vụ nước nhà sau khi họ tu nghiệp ở nước ngoài. Chế độ ưu đãi cho các nhà sản xuất trong nước vay vốn để đầu tư vào công nghệ sẽ là giải pháp tốt cho việc đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất và bắt kịp các tiêu chuẩn quốc tế một cách nhanh nhất.

Tuy nhiên, tính bền vững của các sáng kiến này nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trên diện rộng được thể hiện đầy đủ nhất khi ngành công nghiệp và chính phủ cùng làm việc để hỗ trợ phát triển kỹ năng địa phương, thúc đẩy đầu tư vào công nghệ và nghiên cứu và phát triển, tạo nền tảng cho các cụm công nghiệp có thể tạo ra những đổi mới, Chuỗi cung ứng hiệp lực và thúc đẩy kinh tế theo quy mô.

Những định hướng và tầm nhìn của Reed Tradex đối với thị trường Việt Nam thời gian tới là gì, thưa bà ?

Trước nhu cầu cấp bách về nội địa hoá ở Việt Nam, chúng tôi liên kết với các hiệp hội và tổ chức trong nước và quốc tế để thúc đẩy các hội thảo chuyên đề, liên kết kinh doanh và kinh nghiệm kinh doanh ngay tại triển lãm. Chúng tôi tin rằng sản xuất liên quan rất chặt chẽ với việc phát triển kỹ năng, và có mối liên hệ tương hỗ lẫn nhau. Mỗi cá nhân lao động có tay nghề sẽ là nguồn tài sản quan trọng để tăng giá trị cho chuỗi sản xuất.

Chúng tôi đã mở rộng đầu tư thêm vào các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số với mục tiêu hỗ trợ các đơn vị triển lãm, khách tham quan và tất cả những người tham gia triển lãm có thể tiếp cận và kết nối dễ dàng từ mọi nơi trên thế giới. Vào đầu năm 2016, chúng tôi đã đưa ra một hệ thống giới thiệu thông tin doanh nghiệp thông qua trang web chương trình, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tất cả những người tham dự có thể tìm kiếm đối tác phù hợp nhất với nhu cầu của họ.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong ngành điện tử, chúng tôi đang tiến hành khởi động "Nepcon Vietnam 2017", đây là một triển lãm đặc biệt về công nghệ kiểm tra SMT, thiết bị và công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất điện tử. "Nepcon Vietnam 2017" sẽ đánh dấu 10 năm hoạt động và được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (I.C.E Hanoi) từ 13-15 tháng 9 năm 2017.

Reed Tradex đánh dấu 10 năm kết nối kinh doanh tại Việt Nam
Mười năm tại Việt Nam, với chiến lược phát triển rõ ràng, Reed Tradex đã góp phần kết nối kinh doanh một số lượng lớn các doanh nghiệp trong...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư