Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Nữ vận động viên 41 tuổi gây sốc khi thực hiện "cú nhảy chết người"
My Nguyễn (Vietnam+) - 16/08/2016 08:06
 
Oksana Chusovitina, 41 tuổi, nữ vận động viên thể dục dụng cụ người Uzbekistan đã khiến nhiều người bất ngờ khi quyết định tham dự Olympic Rio 2016.
Oksana Chusovitina đã thử biểu diễn động tác nhảy chống Produnova. (Nguồn: Reuters)
Oksana Chusovitina đã thử biểu diễn động tác nhảy chống Produnova. (Nguồn: Reuters)



Đây cũng là kỳ Olympic thứ 7 mà Oksana Chusovitina góp mặt, đồng thời cô cũng trở thành vận động viên thể dục dụng cụ cao tuổi nhất từng thi đấu.

Tuy nhiên, cô không đến Rio để lập kỳ tích về số lần tham dự mà muốn chứng tỏ rằng mình vẫn có thể làm được nhiều điều.

Hôm Chủ Nhật vừa qua, với quyết tâm đánh bại hiện tượng Mỹ Simone Biles - người chỉ hơn cậu con trai 17 tuổi của Chusovitina 2 tuổi - cô đã thử biểu diễn động tác nhảy chống Produnova, hay còn được nhiều người gọi là "cú nhảy chết người."

Mặc dù cuối cùng Biles sẽ nhận được huy chương vàng như đã dự đoán, song cả Chusovitina lẫn Dipa Karmakar của Ấn Độ đều được ca ngợi vì đã dám thử biểu diễn kỹ thuật đáng sợ này.

Theo lời Liz Clarke của tờ The Washington Post, "Đứng thứ 4 là Karmakar, người cũng giống như Chusovitina trước đó, đã cố gắng thực hiện Produnova, trong đó yêu cầu vận động viên phải thực hiện hai vòng xoay rưỡi. Cả hai đều không tiếp đất dứt điểm, dẫn tới việc giảm khả năng thực hiện kỹ thuật đầy rủi ro này."

"Cú nhảy rất nguy hiểm," Karmakar trả lời tờ Wall Street Journal. "Tôi nói rằng, 'Cảm ơn, tôi thích nguy hiểm'."

Được giới thiệu vào năm 1999 bởi vận động viên thể dục dụng cụ huyền thoại người Nga Yelena Produnova, cú nhảy hiếm gặp này bao gồm phần mở đầu santo trước có tay với hai cú lộn front tuck không chạm cầu nhảy, và số điểm độ khó chính thức của động tác này là 7.

Chỉ có 4 vận động viên thể dục dụng cụ khác từng thực hiện thành công động tác này. Điều đó đã trở thành một câu chuyện gắn với tên tuổi của Biles, bởi cô và đồng đội từng nói rằng họ sẽ không thử biểu diễn động tác này vì những nguy cơ chấn thương có liên quan.

Song điều đó không hề khiến Chusovitina nản lòng. Lần đầu tiên chị tranh tài tại Olympic là vào năm 1992, và chị đã có lần là thành viên của đội thể dụng dụng cụ cùng với Liên bang Xô Viết.

Chusovitina đã quyết định thử sức với động tác này. Mọi việc không diễn ra theo ý muốn song chị đã rất may khi không mắc phải chấn thương nào. Chị đã tiếp đất trên cảng chân và lộn một vòng về tư thế ngửa sau khi biểu diễn.

Trong khi đó, nỗ lực của Karmakar ở môn nhảy chống có phần gọn gàng hơn khi chị tiếp đất trên hai chân ở vị trí quỳ và không lăn đi. Phần biểu diễn đã giúp chị đạt vị trí thứ 2 tại thời điểm đó trong cuộc thi.

Như vậy là chưa đủ để giành được huy chương vàng, song chị sẽ được nhớ tới trong các cuộc thi đấu vì tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám dốc hết sức mình, thử một động tác mà hầu hết những người khác đều không dám thử.

Hoàng Xuân Vinh xứng đáng là vận động viên vĩ đại nhất lịch sử thể thao Việt Nam?
Những dữ liệu lịch sử đều cho thấy, Hoàng Xuân Vinh xứng đáng với danh hiệu VĐV vĩ đại nhất lịch sử Thể thao Việt Nam, sau kỳ tích giành 1HCV,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư