Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Phân loại lao động theo điều kiện lao động
Tuệ Văn (VGP News) - 22/03/2016 21:35
 
Tại dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề xuất 2 phương án tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động.

Cụ thể, lao động được đề xuất phân loại điều kiện lao động theo các tiêu chuẩn sau:

Phương án I, Bộ đề xuất tiếp tục phân 6 nhóm theo quy định hiện hành:

a. Người lao động làm các nghề, công việc nhẹ nhàng, thoải mái là người lao động làm các nghề, công việc có điều kiện lao động loại I;

b. Người lao động làm các nghề, công việc không căng thẳng, không độc hại là người lao động làm các nghề, công việc có điều kiện lao động loại II.

c. Người lao động làm các nghề, công việc có các chỉ tiêu nặng nhọc, độc hại nhưng ở trong giới hạn an toàn cho phép, các biến đổi tâm sinh lý sau lao động phục hồi nhanh, sức khỏe không bị ảnh hưởng là người lao động làm các nghề, công việc có điều kiện lao động loại III.

d. Người lao động làm các nghề, công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) là người lao động làm các nghề, công việc có điều kiện lao động loại IV, V.

đ. Người lao động làm các nghề, công việc có điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) là người lao động làm các nghề, công việc có điều kiện lao động loại VI.

phương án II, Bộ đề xuất phân theo 3 nhóm gồm:

a. Người lao động làm các nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường là người lao động làm các nghề, công việc có điều kiện lao động loại I, II, III.

b. Người lao động làm các nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) là người lao động làm các nghề, công việc có điều kiện lao động loại IV, V.

c. Người lao động làm các nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) là người lao động làm các nghề, công việc có điều kiện lao động loại VI.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Hơn 15.600 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tính từ đầu năm
Chỉ riêng trong tháng 2/2016, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài là 6.978 lao động
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư