Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Phiên 11/9: Lực bán ồ ạt, VN-Index mất mốc 800 điểm
 
Sau khi cầm cự được sắc xanh nhạt trong phiên sáng nhờ một số mã lớn, thị trường đã đồng loạt quay đầu giảm mạnh trong phiên chiều khi lực bán diễn ra ồ ạt trên diện rộng.

Trong phiên sáng, sau ít phút rung lắc đầu phiên, VN-Index đã lấy lại đà tăng tốt nhờ sự hỗ trợ của một số mã lớn, đặc biệt là SAB để bật lên ngưỡng 805 điểm. Tuy nhiên, tại ngưỡng cản này, áp lực bán diễn ra mạnh, trong khi lực cầu vẫn rất thận trọng khiến VN-Index quay đầu.

Dù vậy, với sự hỗ trợ của SAB, VCB, MSN, ROS, BHN…, VN-Index vẫn giữ được sắc xanh nhạt khi chốt phiên sáng, dù số mã giảm nhiều gần gấp 2 lần số mã tăng.

Trong phiên giao dịch chiều, sắc xanh này nhanh chóng biến mất khi áp lực bán mạnh xuất hiện ngay từ đầu phiên, đẩy hàng loạt mã giảm giá. Ngoại trừ 2 cổ phiếu bia vẫn giữ đà tăng, nhất là BHN bất ngờ leo lên mức giá trần 91.900 đồng, cùng một vài mã lớn khác như ROS, MWG, VJC, còn lại đều đóng cửa trong sắc đỏ, trong đó có nhiều mã giảm mạnh.

Cụ thể, VIC giảm 2,57%, xuống 49.300 đồng, GAS giảm 1,93%, xuống 66.000 đồng, VPB giảm 3,14%, xuống 37.000 đồng. Nhóm ngân hàng, ngoài VPB, VCB cũng đánh mất đà tăng, lùi về tham chiếu,  còn lại cũng chung số phận với VPB.

VNM dù thoát khỏi mức giá thấp nhất ngày, nhưng cũng đóng cửa trong sắc đỏ với mức giảm 0,47%, xuống 148.200 đồng.

Phiên hôm nay đáng chú ý là MSN khi phiên sáng đã lên mức trần 56.900 đồng, nhưng lực cầu gia tăng khiến mã này đóng cửa chỉ còn tăng nhẹ 0,56%, lên 53.500 đồng với 1,86 triệu đơn vị. Tuy nhiên, trong giao dịch thỏa thuận, khối ngoại mua vào hơn 3 triệu đơn vị, giá trị 161,7 tỷ đồng, qua đó mua ròng hơn 17,2 triệu đơn vị.

Không chỉ các mã lớn, các mã nhỏ ngoại trừ SCR, KBC, HAR giữ được sắc xanh nhạt, còn lại đều đã quay đầu giảm giá. Trong đó, mã có thanh khoản tốt nhất là FLC với 17,77 triệu đơn vị được khớp, đóng cửa giảm 3,17%, xuống 7.330 đồng.

Với sắc đỏ bao trùm, VN-Index đã không thể cầm cự được trong phiên chiều, thậm chí còn bị đẩy xuống mức thấp nhất ngày.

Cụ thể, chốt phiên đầu tuần mới, VN-Index giảm 3,73 điểm (-0,47%), xuống 797,47 điểm với 79 mã tăng, trong khi có tới 189 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 155,94 triệu đơn vị, giá trị 3.695,86 tỷ đồng, tăng 17,7% về khối lượng và tăng 19,3% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 17 triệu đơn vị, giá trị 450,98 tỷ đồng.

Như vậy, sau chuỗi 3 tuần tăng liên tiếp và chinh phục đỉnh mới 10 năm, thị trường đã đảo chiều giảm trở lại.
Diễn biến VN-Index phiên 11/9
Diễn biến VN-Index phiên 11/9

Không đóng cửa ở mức thấp nhất ngày như VN-Index, nhưng HNX-Index lại giảm mạnh hơn nhiều so với VN-Index trong phiên hôm nay khi chốt phiên mất 1,03 điểm (-0,99%), xuống 102,89 điểm với 51 mã tăng và cũng có tới 111 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 36,94 triệu đơn vị, giá trị 499 tỷ đồng, giảm nhẹ về khối lượng, nhưng tương đương về giá trị so với phiên trước.

Các mã lớn trên sàn này như ACB, SHB, PVS, CEO… đều giảm giá. Trong đó, SHB giảm 1,28%, xuống 7.700 đồng với 5,67 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HNX. ACB cũng có thanh khoản tốt với 2,13 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 2,14%, xuống 27.500 đồng.

Tương tự 2 sàn niêm yết, đà tăng của UPCoM-Index cũng không thể duy trì được trong phiên giao dịch chiều. Chốt phiên đầu tuần, UPCoM-Index giảm 0,05 điểm (-0,09%), xuống 54,35 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 5,47 triệu đơn vị, giá trị 104,66 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 60.525 đơn vị, giá trị 2,1 tỷ đồng.

ART vẫn duy trì sắc tím ở mức giá 22.700 đồng với 590.700 đơn vị được chuyển nhượng, đứng thứ 3 sau GEX và MSR. Trong đó, MSR duy trì mức giá của phiên sáng 19.000 đồng với 687.700 đơn vị được chuyển nhượng, nhưng không còn giữ vị trí thanh khoản nhất sàn UPCoM. Vị trí này được nhường lại cho GEX với 1,3 triệu đơn vị, đóng cửa tăng nhẹ 0,98%, lên 20.600 đồng.

Giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh đã đạt giá trị 6.450 tỷ đồng
Theo Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), sau 1 tháng khai trương và đi vào hoạt động (từ 10/8) thị trường chứng khoán phái sinh, đã có 7.849 tài...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư