Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Phiên 12/7: VN-Index hồi phục trong lo âu
Sau phiên giảm mạnh hôm qua, thị trường đã hồi phục nhẹ trở lại trong phiên hôm nay. Tuy nhiên, thị trường hồi phục đi kèm với thanh khoản sụt giảm đem lại sự lo lắng nhiều hơn là niềm vui cho nhà đầu tư.

Diễn biến không mấy tích cực từ TTCK thế giới do lo ngại về chiến tranh thương mại leo thang, cộng với dư âm từ phiên giảm điểm mạnh hôm qua khiến VN-Index tiếp tục giảm mạnh ngay đầu phiên giao dịch sáng nay 12/7, về lại mức đáy cũ 885 điểm.

Tại đây, chỉ số dần hồi phục khi lượng cung giá thấp đã cạn và kết phiên sáng với mức tăng gần 7 điểm. Sắc xanh tiếp tục được duy trì trong phiên chiều nhờ sự hỗ trợ của nhóm ngân hàng khi nhiều cổ phiếu của nhóm này hồi phục tích cực. Tuy nhiên, đà tăng bị hãm lại do lực cầu quá yếu.

Đóng cửa phiên giao dịch 12/7, với 158 mã tăng và 120 mã giảm, VN-Index tăng 5,35 điểm (+0,6%) lên 898,51 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 113,77 triệu đơn vị, giá trị 2.248,56 tỷ đồng, giảm 28,3% về khối lượng và 40,5% về giá trị so với phiên 11/7.

Giao dịch thỏa thuận đóng góp 23,3 triệu đơn vị, giá trị 531,75 tỷ đồng. Trong đó, NVL được thỏa thuận 2,209 triệu đơn vị, giá trị 108,78 tỷ đồng; GMD là 1,3 triệu đơn vị ở mức giá trần 25.250 đồng, giá trị 108,78 tỷ đồng; HAR là gần 2,8 triệu đơn vị ở mức giá trần 5.420 đồng, giá trị 16,15 tỷ đồng...

Diễn biến VN-Index phiên 12/7
Diễn biến VN-Index phiên 12/7

Việc thị trường hồi trở lại sau phiên giảm mạnh trước đó đi kèm với thanh khoản thấp khiến cho nhà đầu tư lo hơn mừng. Bởi với sức cầu yếu như hiện nay, chỉ cần lực cung đủ mạnh cũng đủ ép VN-Index giảm mạnh trở lại bất kỳ lúc nào.

Về các mã cổ phiếu, như đã đề cập, tích cực nhất trong phiên hôm nay là nhóm ngân hàng. Ngoại trừ TPB giảm điểm, EIB đứng giá, còn lại đều tăng điểm.
Cụ thể, VCB tăng 2,3% lên 52.400 đồng; CTG tăng 4,3% lên 21.800 đồng; BID tăng 4% lên 23.000 đồng; TCB tăng 1% lên 26.000 đồng; MBB tăng 4,1% lên 20.200 đồng; VPB tăng 1,7% lên 26.350 đồng; HDB tăng 0,6% lên 33.000 đồng; STB tăng 1,5% lên 10.150 đồng.

Đây cũng là nhóm giao dịch tích cực nhất sàn. CTG khớp 4,6 triệu đơn vị. MBB và STB cùng khớp hơn 3 triệu đơn vị. BID và VPB cùng khớp trên 2 triệu đơn vị. HDB và VCB cùng khớp hơn 1 triệu đơn vị.

Ngoài ra, nhiều cổ phiếu đầu ngành khác như VHM, GAS, VNM, SSI, HSG, BVH, SBT... cũng đều tăng điểm để hỗ trợ chỉ số. Dù vậy, thanh khoản của đa phần các cổ phiếu này khá yếu, ngoại trừ SSI và HSG với lượng khớp 2,4 triệu và 1,6 triệu đơn vị.

Ở chiều ngược lại, các mã VIC, SAB, PLX, HPG, VJC, FPT, KDC, REE... đều giảm điểm, gây sức ép lên chỉ số. Trong đó, HPG giảm 1,9% về 33.750 đồng, khớp lệnh 3,3 triệu đơn vị, cũng là mã có thanh khoản tốt nhất trong số các mã giảm.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, sắc xanh cũng chiếm ưu thế khi các mã FLC, HAG, HNG, HQC, SCR, HAI, QCG, HHS... đồng loạt tăng điểm. Trong đó, FCL dẫn đầu thanh khoản sàn HOSE với 5,17 triệu đơn vị khớp lệnh, tăng 0,8% lên 4.800 đồng.

Trên sàn HNX, diễn biến lại khá tích cực. Khác với sự nhọc nhằn của HOSE, đà tăng của HNX-Index ổn định hơn khi có sự đồng thuận của các trụ đỡ, dù chịu không ít rung lắc. Dẫu vậy, thanh khoản cũng là điểm trừ của HNX.

Đóng cửa, với 78 mã tăng và 61 mã giảm, HNX-Index tăng 1,91 điểm (+1,94%) lên 100,43 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 23,47 triệu đơn vị, giá trị 342,94 tỷ đồng, giảm 40% về khối lượng và 38% về giá trị so với phiên 11/7. Giao dịch thỏa thuận hơn 720.000 đơn vị, giá trị 21,5 tỷ đồng.

Các lớn như ACB, SHB, VCS, VGC, NTP, PVI, CEO, DBC... đồng loạt tăng điểm. Trong đó, ACB là mã đóng góp tích cực nhất vào đà tăng chung của chỉ số, với mức tăng 3,8% lên 33.100 đồng và khớp lệnh 4,15 triệu đơn vị, đứng thứ 2 sàn HNX.

Dẫn đầu thanh khoản là SHB với 5,69 triệu đơn vị được khớp, tăng 4,2% lên 7.500 đồng. Trong khi đó, NVB đứng giá tham chiếu 7.000 đồng.

PVS, VGC cùng khớp trên 1 triệu đơn vị, nhưng VGC tăng 3% lên 17.000 đồng, còn PVS giảm 0,7% về 15.400 đồng.

Ngoài ACB, SHB, VGC và PVS, chỉ có thêm NHS là đạt mức thanh khoản trên 1 triệu đơn vị, tăng 2,9% lên 10.500 đồng.

Trên sàn UPCoM, diễn biến không mấy tích cực. Áp lực bán mạnh, trong khi sức cầu hạn chế khiến chỉ số sàn này giằng co mạnh và phần lớn thời giao dịch dưới tham chiếu. Thanh khoản cũng giảm mạnh.

Đóng cửa, với 77 mã tăng và 63 mã giảm, UPCoM-Index giảm 0,05 điểm (-0,11%) xuống 48,82 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 9,7 triệu đơn vị, giá trị 126 tỷ đồng, giảm 43% về khối lượng và 52% về giá trị so với phiên 11/7. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,5 triệu đơn vị, giá trị 81 tỷ đồng chủ yếu đến từ thỏa thuận của 1 triệu cổ phiếu TBD, giá trị gần 57 tỷ đồng.

ART tiếp tục là "ngôi sao" trên UPCoM với phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp lên 13.000 đồng (+14%), khớp lệnh 3,162 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn.

Trong khi đó, hàng loạt mã lớn như POW, BSR, OIL, LPB, QNS, MCH, HVN, GVN... giảm điểm hoặc đứng tham chiếu. Riêng POW khớp 1,3 triệu đơn vị, cũng là 1 trong 2 mã có thanh khoản tốt nhất sàn.

VIB phiên này tăng 0,8% lên 24.200 đồng, trong khi các LPB, BAB và KLB cùng đứng giá.

Nhắm doanh thu 10.000 tỷ đồng và “nước cờ” của CMC
Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC (mã CMG, sàn HoSE) vừa hé lộ tham vọng nhắm tới mốc doanh thu 10.000 tỷ đồng đến năm 2020. Vậy doanh nghiệp...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư