Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Phiên 13/3: Vượt ngưỡng cản 1.130 điểm, VN-Index hướng lên tầm cao mới
Áp lực bán mạnh tại vùng giá cao khiến VN-Index phần lớn giao dịch trong sắc đỏ. Tuy nhiên, bất ngờ đã xảy ra cuối phiên khi dòng tiền dồn sang nhóm cổ phiếu midcap giúp nhóm này nổi sóng, kéo VN-Index tăng vọt và chinh phục thành công mốc cản mạnh 1.130 điểm.
Diễn biến VN-Index phiên ngày 13/3
Diễn biến VN-Index phiên ngày 13/3

Bước vào phiên giao dịch 13/3, cho dù có sự phân hóa khá rõ nét, song nhóm ngân hàng tiếp tục dẫn dắt thị trường. Tuy nhiên, khác với thường lệ, CTG mới là đầu kéo chính.

Cổ phiếu này hút mạnh dòng tiền nên tăng nhanh cả về thanh khoản lẫn điểm số ngay khi mở cửa. Kể từ khi thiết lập mốc 1.130 điểm hồi tháng 1/2018, VN-Index liên tục gặp khó trước mốc cản tâm lý này từ đó cho đến nay, thậm chí nhiều phiên VN-Index bổ nhào, giảm hàng chục điểm khi cố vượt qua ngưỡng này.

Trong phiên 13/3, diễn biến này tiếp tục lặp lại. Dưới sự dẫn dắt của nhóm ngân hàng, VN-Index nhanh chóng vượt qua mốc cản 1.130 điểm. Nhưng cũng ngay sau đó, áp lực bán đã tăng mạnh, kéo VN-Index rơi trở lại mốc tham chiếu và rung lắc mạnh dưới ngưỡng này.

Những tưởng VN-Index sẽ khó thoát một phiên giảm điểm thì bất ngờ đã xảy ra. Ngay khi bước vào đợt khớp lệnh giá đóng cửa, dòng tiền được dồn mạnh vào nhóm midcap khiến nhóm này đồng loạt tăng điểm, thậm chí nhiều mã đã tăng trần.

Với con sóng midcap cuối phiên, bên cạnh sự ổn định của các đầu kéo như CTG và VNM, VN-Index đã tăng một mạch hơn 10 điểm để vượt qua ải 1.130 điểm và kết phiên ở mức cao nhất ngày. So với tâm lý khá thận trọng trước đó, sự hào hứng cuối phiên cũng giúp thanh khoản cải thiện hơn.

Đóng cửa, với 155 mã tăng và 132 mã giảm, VN-Index tăng 7,02 điểm (+0,62%) lên 1.133,31 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 233,19 triệu đơn vị, giá trị 6.917,07 tỷ đồng, giảm 4,7% về khối lượng và 7,4% về giá trị so với phiên 12/3.

Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 25 triệu đơn vị, giá trị hơn 984 tỷ đồng. Thỏa thuận đáng chú ý có 3,2 triệu cổ phiếu VPB ở mức giá sàn, giá trị xấp xỉ 189 tỷ đồng; 1,5 triệu cổ phiếu MBB và 3triệu cổ phiếu EIB đều ở mức giá trần, giá trị tương ứng 54,2 tỷ đồng và 48,2 tỷ đồng...

Nhờ được dòng tiền tập trung mạnh, một loạt cổ phiếu midcap như SBT, IDI, ASM, TLD, HAR, FMC, EMC... đồng loạt tăng trần. Trong đó, ASM và IDI là 2 cái tên đáng chú ý nhất khi khớp lệnh lần lượt 4,75 triệu và 10,85 triệu đơn vị. Được biết, ASM vừa đăng ký mua 50 triệu cổ phiếu IDI. Đây có lẽ là lý do khiến 2 mã này giao dịch đột biến trong phiên hôm nay. ASM tăng lên 10.800 đồng (+6,9%); IDI tăng lên 16.150 đồng (+7%).

SBT cũng được khớp lệnh rất mạnh, đạt 11,08 triệu đơn vị và tăng lên 18.150 đồng (+6,8%)

Bên cạnh SBT, ASM hay IDI, cổ phiếu CTG cũng là ngôi sao sáng. Có thể nói, CTG chính là "suối nguồn" cảm hứng của thị trường phiên này. Ngay khi mở cửa, CTG đã tăng mạnh cả về thanh khoản lẫn điểm số để dẫn dắt các mã ngân hàng khác. Trong bối cảnh thị trường đỏ lửa, CTG vẫn thể hiện bộ mặt tích cực với sự vươn lên mạnh mẽ, tạo cảm hứng cho không chỉ nhóm ngân hàng, mà còn là nhiều mã vốn hóa lớn khác. CTG đóng cửa tăng tới 6,7% lên 35.700 đồng, khớp lệnh hơn 14 triệu đơn vị, dẫn đầu HOSE.

Tương tự, các mã VNM, VIC, SSI, STB, MBB, VPB, BID... đều tăng điểm, thanh khoản mạnh. VNM tăng 6,8% lên 210.000 đồng, khớp lệnh 1,265 triệu đơn vị. SSI tăng 2,9% lên 5,269 triệu đơn vị.

Các mã thị trường HAG, HNG, DXG, VOS, IG, SCR... tăng điểm khá tốt, trong khi FLC, HQC, AMD, HAI... giảm điểm, thanh khoản từ 1-7 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, diễn biến cũng theo chiều của HOSE. Việc nhiều cổ phiếu lớn tăng trở lại giúp HNX-Index cũng bứt lên vào cuối phiên.

Đóng cửa, với có 60 mã tăng và 71 mã giảm, HNX-Index tăng 0,6 điểm (+0,2%) lên 129,66 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 51,86 triệu đơn vị, giá trị 964,22 tỷ đồng, giảm 21,63% về khối lượng và 9,29% về giá trị so với phiên 12/3. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 4 triệu đơn vị, giá trị 42,2 tỷ đồng, chủ yếu đến từ 3,6 triệu cổ phiếu VIX, giá trị 37,8 tỷ đồng.

Một loạt bluechips như ACB, PVI, MBS, VGC, VCG, NDN, VCS... đã tăng trở lại để hỗ trợ chỉ số. ACB tăng 1,2% lên 49.200 đồng và khớp 3,68 triệu đơn vị.

Đáng chú ý, PVI khớp lệnh đột biến, đạt 6,089 triệu đơn vị, cao nhất kể từ khi niêm yết, kết phiên tăng 0,5% lên 38.600 đồng.

SHB dẫn đầu thanh khoản sàn HNX với 9,58 triệu đơn vị được khớp, nhưng chỉ đứng giá tham chiếu 12.700 đồng.

Đón dòng tiền, hàng loạt mã nhỏ trên sàn này đã tăng trần như DPS, NHP, MST, KSQ, VIG... trong đó DPS khớp 1,6 triệu đơn vị.

Trên sàn UPCoM, dù cũng nỗ lực bứt lên trong những phút cuối, song đó là chưa đủ để chỉ số sàn này về được tham chiếu, khi mà trong suốt thời gian trước đó, sức cầu tỏ ra quá yếu ớt.

Đóng cửa, với 51 mã tăng và 65 mã giảm, UpCoM-Index giảm 0,06 điểm (-0,09%) xuống 61,25 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 14,56 triệu đơn vị, giá trị 296,81 tỷ đồng, giảm 44,55% về khối lượng và 50,11% so với phiên 12/3. Giao dịch thỏa thuận có thêm 14,99 triệu đơn vị, giá trị 268,6 tỷ đồng, trong đó có 10,325 triệu cổ phiếu POW thỏa thuận ở mức giá sàn 14.800 đồng, giá trị 153 tỷ đồng.

Bên cạnh giao dịch thỏa thuận, POW cũng là cổ phiếu được khớp lệnh mạnh nhất sàn với 4,45 triệu đơn vị. Ngoài POW, còn 4 mã khớp lệnh trên 1 triệu đơn vị là HVN, BDW, OIL và BSR.

Trong số 5 mã thanh khoản cao nhất sàn, chỉ OIL là tăng điểm, với mức tăng 0,4% về 23.100 đồng, còn lại 4 mã giảm. POW giảm 0,6% về 17.200 đồng. HVN giảm 2,9% về 51.000 đồng. BDW giảm 11,2% về 15.100 đồng. BSR giảm 1,3% về 28.000 đồng.

Với BSR, đây đã là phiên thứ 7 liên tiếp không tăng điểm kể từ ngày chào sàn 1/3 (trong đó có 6 phiên giảm).

Những cổ phiếu dễ "ăn"mùa đại hội
Nhà đầu tư tin rằng, những thông tin về chỉ tiêu kinh doanh, kế hoạch chi trả cổ tức, kết quả kinh doanh quý I/2018… khi được các doanh nghiệp...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư