Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Phiên 14/9: FLC giảm sàn bất chấp thanh khoản cao nhất thị trường
Thị trường kém tích cực trở lại trong phiên chiều, nhất là tại nhóm cổ phiếu đầu cơ, khiến VN-Index giao dịch chủ yếu dưới mốc tham chiếu, trước khi đóng cửa ở mức thấp nhất nhất ngày và cũng là phiên giảm điểm thứ 3 liên tiếp.

Trong phiên giao dịch sáng, dù không nhiều khởi sắc, song thị trường diễn biến không kém tích cực như phiên giao dịch chiều. Áp lực đã gia tăng, đặc biệt là trong đợt khớp lệnh ATC, khiến nhiều nhóm cổ phiếu suy yếu, điển hình là nhóm cổ phiếu đầu cơ.

Trong khi đó, sức cầu vẫn không có sự cải thiện, nên lực đỡ từ số ít các mã tăng điểm càng bị suy giảm. Vì vậy, đà giảm của VN-Index được nới rộng, chốt phiên ở mức thấp nhất nhất ngày và cũng là phiên giảm điểm thứ 3 liên tiếp. HNX-Index cũng chẳng khá khẩm hơn, vẫn là nhịp giao dịch rất ảm đạm.

Hoạt động giao dịch trong phiên hết sức cầm chừng, nên thanh khoản chung của thị trường tiếp tục được duy trì ở mức rất thấp.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/9, với 146 mã giảm và 100 mã tăng, VN-Index giảm 0,08 điểm (-0,47%) về 656,64 điểm. Tổng khối lượng giao dịch chỉ đạt 95,18 triệu đơn vị, giá trị 1.664,44 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp khiêm tốn 3,4 triệu đơn vị, giá trị 138,61 tỷ đồng.

Diễn biến VN-Index phiên 14/9
Diễn biến VN-Index phiên 14/9

Tương tự, với 122 mã giảm và 63 mã tăng, HNX-Index giảm 0,48 điểm (-0,58%) về 83,38 điểm. Tổng khối lượng giao dịch chỉ đạt 34 triệu đơn vị, giá trị 415,64 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp khiêm tốn 2,1 triệu đơn vị, giá trị 32 tỷ đồng.

Diễn biến HNX-Index phiên 14/9
Diễn biến HNX-Index phiên 14/9

Trong nhóm VN30, chỉ còn đúng 6 mã tăng điểm, song mức tăng cũng đã suy yếu đáng kể so với phiên sáng. Đơn cử, VCB chỉ còn tăng 1,4% lên 36.500 đồng/CP và khớp được 1,5 triệu đơn vị.

Các mã SBT, NT2, STB, PVT và FPT cũng chỉ còn tăng một vài bước giá. Trong đó, SBT, STB và FPT khớp lệnh trên 1 triệu đơn vị, riêng SBT khớp 21,7 triệu đơn vị.

Các mã trụ như MSN, VNM, VIC, BID, BVH đều giảm khá mạnh, trong đó MSN giảm 2,5%, VIC giảm 1,6%, VNM giảm 0,6%.

Các bluechips khác có mức giảm nhẹ hơn, trong đó SSI, CII, HVG, HPG có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị.

Đáng chú ý, sức ép gia tăng khiến nhóm cổ phiếu đầu cơ vốn đã yếu, lại càng có nhiều mã rơi xuống mức giá sàn như FLC, HHS, FIT, VHG, TSC, BGM, KSH, MHC, SGT, TNT, VNE… Mặc dù vậy, đây cũng là nhóm được dòng tiền tập trung, nên thanh khoản khá tốt.

Điển hình là FLC, khi có tới gần 7 triệu đơn vị đơn vị được sang tay trong phiên chiều, nâng tổng khớp cả phiên lên hơn 10,17 triệu đơn vị, vượt lên dẫn đầu thị trường, chốt phiên giảm 6,4% về 4.810 đồng/CP. VHG khớp được 4,02 triệu đơn vị, FIT là 2,28 triệu đơn vị.

TNT tiếp tục kéo dài chuỗi giảm sàn của mình lên con số 23 và tính đến thời điểm này, giá trị cổ phiếu đã mất hơn 80%, về còn 6.120 đồng/CP.

Trong khi đó, sức cầu đã chững lại tại ITA và KBC, nên 2 mã này khớp được 5,9 triệu và 6,47 triệu đơn vị, đà giảm được nới lên khá rộng, với mức giảm tương ứng 2,2% và 3,1%.

Ngược lại, các mã OGC, ROS, TTF, VNH lại giữ sắc tím, với lượng dư mua giá trần khá lớn. Trong đó, OGC khớp được 1,94 triệu đơn vị và còn dư mua ở mức giá trần 1.460 đồng là 2,12 triệu đơn vị. Với ROS, đây đã là phiên tăng trần thứ 9 liên tiếp, qua đó giá trị cổ phiếu đã tăng gần 70%.

Trên sàn HNX, số mã lớn còn tăng chỉ còn 3 mã là PLC, PVC và BCC, giao dịch không có nhiều chú ý, ngoại trừ một số mã có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị như AAA, PVX, HKB, VCG, SHB, SCR, PVS, KLF, HUT và DCS. Tuy nhiên, chỉ HUT là trội hơn hẳn với 2,31 triệu đơn vị.

Ocean Group khởi động dự án 5.400 m2 giữa quận Hoàn Kiếm - Hà Nội
Ngày 14/9, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương - Ocean Group (mã OGC, sàn HOSE) vừa động thổ Dự án tổ hợp Trung tâm Thương mại Văn phòng Khách sạn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư