Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Phiên 16/4: VN-Index "đào thoát" bất thành
 
Nỗ lực kéo VIC để đẩy VN-Index đảo chiều trong phiên giao dịch chiều nay đã không thành công khi lực bán diễn ra mạnh ở nhiều mã ngân hàng lớn và VNM.
Diễn biến VN-Index phiên ngày 16/04
Diễn biến VN-Index phiên ngày 16/04

Trong phiên giao dịch sáng, VN-Index suýt chút nữa mất mốc 1.140 điểm ngay đầu phiên do lực cung quá lớn, trong khi bên mua vẫn tỏ ra thận trọng. Sau đó, nhờ lực cầu túc tắc diễn ra ở một số mã bluechip, VN-Index đã hãm bớt đã giảm.

Trong phiên giao dịch chiều, VN-Index bất ngờ hồi phục và vượt qua tham chiếu sau 45 phút giao dịch với sự đảo chiều ngoạn mục của VIC, cùng đà tăng vững tại SAB, MSN, HDB, MBB. Tuy nhiên, nỗ lực “đào thoát” của VN-Index bất thành khi một mình VIC không thể gánh được đà bán mạnh diễn ra ở các mã lớn khác như VNM, VCB, BID, NVL, ROS… Sau khi xác lập mức đỉnh của ngày sát mốc 1.160 điểm, VN-Index đã bị đẩy lùi mạnh trở lại xuống dưới ngưỡng 1.150 điểm khi đóng cửa phiên chiều.

Chốt phiên, VN-Index giảm 8,65 điểm (-0,75%), xuống 1.148,49 điểm với 123 mã tăng và 149 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 197 triệu đơn vị, giá trị 7.898,8 tỷ đồng, tương đương về khối lượng so với phiên cuối tuần trước, nhưng tăng 7,2% về giá trị. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 58,3 triệu đơn vị, giá trị 3.727 tỷ đồng, đến chủ yếu từ giao dịch sang tay 23,41 triệu cổ phiếu MSN, giá trị 2.236 tỷ đồng, cùng 10 triệu cổ phiếu VPB, giá trị 650 tỷ đồng.

Như đã đề cập, trong phiên chiều nay, VIC đã đảo chiều ngoạn mục khi đóng cửa tăng 0,86%, lên 128.700 đồng với 1,7 triệu đơn vị được khớp, dù phiên sáng có lúc giảm 2,43%, xuống 124.500 đồng.

Ngoài ra, SAB cũng duy trì đà tăng tốt và đóng cửa ở mức 229.500 đồng, tăng 0,75%; MSN tăng 1,76%, lên 104.300 đồng; PLX cũng tăng 0,26%, lên 76.700 đồng.

Tuy nhiên, nỗ lực của VIC và một số mã trên không thể gánh được đà bán mạnh tại VNM, VCB và BID. Trong đó, VNM giảm 2,91%, xuống mức thấp nhất ngày 190.000 đồng; VCB giảm 2,95%, xuống 65.900 đồng với gần 4 triệu đơn vị được khớp; BID giảm 4,76%, xuống mức thấp nhất ngày 40.000 đồng với 2,2 triệu đơn vị được khớp. Ngoài ra, sắc đỏ còn xuất hiện tại GAS, CTG, VRE, VPB.

Trong các mã bluechip, dù các mã ngân hàng lớn bị bán mạnh, một số mã khác lại nhận được sự quan tâm lớn của nhà đầu tư nên đi ngược xu hướng thị trường. Trong đó, MBB tăng 1,51%, lên 33.600 đồng với gần 7 triệu đơn vị được khớp, dẫn đầu sàn HOSE; HDB tăng 2%, lên 51.000 đồng với 2,8 triệu đơn vị được khớp; STB tăng 0,32%, lên 15.650 đồng với 4,9 triệu đơn vị được khớp và EIB tăng 1,68%, lên 15.100 đồng.

Tuy nhiên, sắc đỏ trong nhóm này chiếm ưu thế với HPG giảm 1,8%, xuống 60.100 đồng, BVH giảm 0,77% xuống 103.400 đồng, NVL giảm 2,15%, xuống 72.900 đồng, ROS thậm chí giảm 6,36%, xuống 100.200 đồng, BHN giảm 3,25%, xuống 116.000 đồng, FPT giảm 1,45%, xuống 61.100 đồng…

Trong nhóm cổ phiếu lớn, 2 cổ phiếu của bầu Đức hôm nay khởi sắc, trong đó HAG được khớp tới 6,15 triệu đơn vị và đóng cửa tăng 4%, lên 5.700 đồng, HNG thậm chí còn đóng cửa ở mức trần 8.820 đồng với 1,86 triệu đơn vị được khớp và còn dư mua giá trần.

Cũng tăng mạnh còn phải kể đến cặp đôi TCH và HHS, trong đó TCH được khớp hơn 2 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 0,43%, lên 23.800 đồng, còn HHC đóng cửa ở mức trần 3.940 đồng.

FLC cũng đảo chiều tăng nhẹ trở lại và sắc xanh cũng xuất hiện tại DLG, TSC, HAR, trong khi sắc đỏ lại án ngữ tại ITA, QCG, HAI, FIT, SCR, VHG thậm chí còn ở mức sàn 1.250 đồng.

Trên HNX, chỉ số chính của sàn này cũng nới rộng đà tăng ngay khi bước vào phiên chiều, nhưng khi vượt qua ngưỡng 134 điểm, HNX-Index đã bị đẩy lùi mạnh và đóng cửa trong sắc đỏ một cách đáng tiếc.

Cụ thể, HNX-Index chốt phiên giảm 0,03 điểm (-0,02%), xuống 133,31 điểm với 73 mã tăng và 92 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 49,32 triệu đơn vị, giá trị 884,78 tỷ đồng, giảm 2% về khối lượng, nhưng tăng 11,29% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 6,7 triệu đơn vị, giá trị 207,65 tỷ đồng.

Kết thúc phiên hôm nay, ACB vẫn duy trì sắc xanh nhạt với mức tăng 0,21%, lên 48.600 đồng với 2,79 triệu đơn vị, SHB đứng ở tham chiếu với 8,4 triệu đơn vị, PVS tăng 2,34%, lên 21.900 đồng với 4,55 triệu đơn vị, VPI tăng 0,48%, lên 42.200 đồng.

Trong khi đó, VCS giảm 1,23%, xuống 120.000 đồng, VGC giảm 0,85% xuống, VCG giảm 2,35%, xuống 20.800 đồng, NTP giảm 3,25%, xuống 56.500 đồng, PVI giảm 0,52%, xuống 38.400 đồng.

Tương tự, UPCoM-Index cũng được kéo vượt qua ngưỡng tham chiếu trong nửa phiên đầu, nhưng sau đó nhanh chóng bị đẩy lùi trở lại.

Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,29 điểm (-0,48%), xuống 59,03 điểm với 88 mã tăng và 78 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 18,6 triệu đơn vị, giá trị 457 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 2,8 triệu đơn vị, giá trị 127,77 tỷ đồng.

Kết thúc phiên chiều trong các mã lớn của UPCoM chỉ có BSR, MCH, MSR, KLB tăng giá, còn lại đều giảm hoặc đóng cửa ở tham chiếu, thậm chí ACV cũng đảo chiều giảm giá.

Trên sàn này, LPB vẫn là mã có thanh khoản tốt nhất với 6 triệu đơn vị và đóng cửa giảm 2,37%, xuống 15.500 đồng. Ngoài ra, chỉ có thêm 2 mã nữa được khớp trên 1 triệu đơn vị là POW với 1,7 triệu đơn vị, đứng ở tham chiếu 15.500 đồng và BSR khớp 1,53 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 0,44%, lên 23.000 đồng.

MIG cũng có giao dịch sôi động hôm nay khi được khớp hơn 0,9 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 4,49%, lên 16.300 đồng.

Công ty chứng khoán trước áp lực vốn và margin
Nhiều công ty chứng khoán đang đứng trước sức ép phải tăng nguồn vốn tự có và vốn vay để đảm bảo nhu cầu cho vay giao dịch ký quỹ (margin), duy...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư