Tuy nhiên, tia hy vọng xanh chỉ được duy trì trong thời gian ngắn khi bước sang phiên giao dịch và VN-Index đã nhanh chóng cắm đầu đi xuống chỉ sau hơn 20 phút giao dịch.

Cung giá thấp ồ ạt tung ra khiến thị trường chìm trong sắc đỏ. Trên cả 2 sàn chính, có tới hơn 300 mã giảm giá, đã lần lượt đẩy các chỉ số giảm sâu. Trong khi VN-Index mất tới hơn 21 điểm, rơi về sát mốc 1040 điểm thì HNX-Index cũng lùi về mức thấp nhất ngày 120 điểm khi giảm hơn 1 điểm.

Bên cạnh sắc đỏ lan rộng bảng điện tử, nhóm cổ phiếu bluechip là tác nhân chính khiến thị trường lao dốc. Trong nhóm VN30 chỉ còn KDC và ROS tăng nhẹ, còn lại đều cắm đầu đi xuống, thậm chí ông lớn VNM giảm tới 3,93% xuống mức 200.100 đồng/CP. Còn trong nhóm HNX30 cũng chỉ còn ACB, DXS, PLC, TV2 và VCG xanh nhạt.

Thông tin được cho là tác động mạnh tới thị trường có thể là quy định mới về giao dịch ký quỹ (margin) sẽ được ban hành dự kiến trong tháng 2/2018. Cơ quan quản lý cho rằng, việc điều chỉnh trần cho vay margin này nằm trong bối cảnh thị trường chứng khoán đã tăng mạnh trong thời gian qua, nên cần thay đổi để giảm nguy cơ rủi ro của thị trường.

Tuy nhiên, câu hỏi mọi người quan tâm là với việc giảm trần cho vay về mức 40% giá trị danh mục, liệu thị trường có bị tác động? Bởi mức cho vay phổ thông đang được áp dụng là 30 - 40% giá trị danh mục. Ở những mã có thanh khoản thấp hơn hoặc tăng giá đột biến trong ngắn hạn, mức cho vay thậm chí chỉ còn 10 - 20% giá trị danh mục.

Như vậy, nếu điều chỉnh trần cho vay giao dịch ký quỹ, mức ảnh hưởng sẽ đến với các mã đang trong diện được vay kịch trần 50%. Thống kê cho thấy, nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất có thể là các cổ phiếu thuộc VN30, do nhóm này đang được hầu hết các công ty chứng khoán cho vay với tỷ lệ ký quỹ 50%.

Do đó, nhiều nhà đầu tư cho rằng, phiên giảm điểm hôm nay chủ yếu do thị trường đang có dấu hiệu tạo đỉnh và áp lực chốt lời mạnh là điều dễ hiểu. Dù vậy, lực cầu vẫn khá tốt, giúp thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao.

Kết thúc phiên 17/1, sàn HOSE chỉ có 68 mã tăng và có tới 220 mã giảm, chỉ số VN-Index lao dốc 28,27 điểm (-2,66%) xuống mức 1034,69 điểm. Tổng  khối lượng giao dịch đạt 332,61 triệu đơn vị, giá trị 8.667,97 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,23% về lượng nhưng tăng 4,69% về giá trị so với phiên hôm qua.

Diễn biến VN-Index phiên 17/1
Diễn biến VN-Index phiên 17/1

Giao dịch thỏa thuận đóng góp 38,3 triệu đơn vị, giá trị 1.625,38 tỷ đồng, trong đó HDB thỏa thuận 3,29 triệu đơn vị, giá trị hơn 150,6 tỷ đồng; MSN thỏa thuận 1,59 triệu đơn vị, giá trị 145,94 tỷ đồng; MWG thỏa thuận hơn 1 triệu đơn vị, giá trị 133,87 tỷ đồng; NVL thỏa thuận 1,53 triệu đơn vị, giá trị 118,18 tỷ đồng; VIC thỏa thuận hơn 2 triệu đơn vị, giá trị 179,34 tỷ đồng; VPB thỏa thuận hơn 3 triệu đơn vị, giá trị 144,71 tỷ đồng.

Tương tự, sàn HNX cũng cắm đầu đi xuống và rơi về mốc thấp nhất ngày.

Đóng cửa, sàn HNX có 54 mã tăng và có tới 104 mã giảm, chỉ số HNX-Index giảm 1,17 điểm (-0,96%) xuống mức 120,42 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 75,87 triệu đơn vị, giá trị 1.178,77 tỷ đồng, tăng 17,77% về lượng và 42,17% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận có thêm 858.887 đơn vị, giá trị 6,51 tỷ đồng.

Với tâm lý bán bằng mọi giá, lực cung giá thấp ồ ạt tung ra thị trường khiến nhóm cổ phiếu bluechip và các mã lớn đều giảm sâu.

Trong top 10 mã có vốn hóa lớn nhất thị trường, chi phối mạnh tới diễn biến chỉ số VN-Index, chỉ còn duy nhất VRE giữ sắc xanh với mức tăng 2,04% lên 55.000 đồng/CP, còn lại các mã đều giảm mạnh.

Cụ thể, VNM giảm 3,46% xuống mức 201.100 đồng/CP, VIC giảm 2,33% xuống mức 84.000 đồng/CP, VCB giảm 6,33% xuống sát sàn 56.200 đồng/CP, GAS giảm 3,48% xuống mức 99.900 đồng/CP, SAB giảm 0,39% xuống mức 258.000 đồng/CP, PLX giảm 5,27% xuống mức 86.200 đồng/CP, MSN giảm 2,38% xuống mức 90.200 đồng/CP, CTG giảm 5,26% xuống mức 25.200 đồng/CP, BID giảm 2,53% xuống mức 27.000 đồng/CP.

Bên cạnh VCB, BID, CTG giảm sâu, các mã khác trong dòng bank cũng giao dịch tiêu cực như MBB giảm 2% xuống mức giá thấp nhất ngày 27.400 đồng/CP, tương tự HDB cũng giảm tới 5% xuống mức 42.700 đồng/CP, STB giảm 4,3% xuống mức 14.300 đồng/CP, VPB giảm 1,1% xuống mức 47.000 đồng/CP. Trong đó, STB vẫn là mã giao dịch tốt thị trường với 27,47 triệu đơn vị được khớp lệnh.

Nhóm cổ phiếu thép cũng lần lượt lao dốc như HSG giảm 6,9% xuống mức giá sàn 25.500 đồng/CP, HPG giảm 4,3% xuống mức thấp nhất 53.600 đồng/CP, POM giảm 1,5% xuống mức 17.000 đồng/CP, TLH giảm 2,6% xuống mức 11.200 đồng/CP, NKG giảm 4,7% xuống mức 41.000 đồng/CP…

Không chỉ các nhóm ngành như ngân hàng, dầu khí, thép, bất động sản giảm mạnh, các cổ phiếu thị trường tăng nóng hôm qua cũng chịu áp lực bán chốt lời và giao dịch thiếu tích cực. Trong đó, HAI may mắn giữ được sắc xanh nhưng chỉ còn tăng nhẹ 0,76% lên mức 7.950 đồng/CP và khớp hơn 24 triệu đơn vị.

Còn lại, FLC, HQC, DXG, SCR, KBC, ITA, ASM, HNG, DIG, OGC, HHS… đều giảm sâu. Thậm chí AMD rơi về mức giá sàn 8.860 đồng/CP, với mức giảm 6,9%, sau phiên tăng trần hôm qua.

Trên sàn HNX, ACB đã hãm mạnh đà tăng với biên độ 0,52% và kết phiên ở mức giá 39.000 đồng/CP.

Trong khi đó, hầu hết các mã lớn cũng đều giảm sâu như VGC giảm 4,56% xuống mức 25.100 đồng/CP, VCS giảm 2,87% xuống mức 230.000 đồng/CP, PVC giảm 4,65% xuống mức 12.300 đồng/CP, PVS giảm 1,43% xuống mức 27.500 đồng/CP, SHS giảm 5,99% xuống mức 20.400 đồng/CP…

Sau khi tăng mạnh ở phiên sáng, SHB đã quay về trạng thái lình xình giằng co trong phiên chiều và kết phiên tại mốc tham chiếu 10.600 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh xấp xỉ STB đạt 24,29 triệu đơn vị. Đứng ở vị trí tiếp theo là PVS khớp 10,64 triệu đơn vị.

Trên sàn UPCoM, trái với đà lao dốc của 2 sàn chính, chỉ số sàn dù có phần hạ nhiệt nhưng vẫn bảo toàn sắc xanh.

Kết phiên, UPCoM-Index tăng 0,23 điểm (+0,39%) lên mức 58,09 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 17 triệu đơn vị, giá trị hơn 258 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 431.774 đơn vị, giá trị 16,88 tỷ đồng.

Cổ phiếu SBS vẫn dẫn đầu thanh khoản trên sàn UPCoM với 5,67 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công, tuy nhiên đã không giữ được sắc tím và kết phiên tăng 11,76% lên mức 3.800 đồng/CP.

Trong khi đó, ở nhóm cổ phiếu lớn, một số mã quay đầu điểu chỉnh như LPB, DVN, ACV, LTG. VGT… là tác nhân hãm đà tăng của thị trường. Trong đó, LPB vẫn đứng thứ 2 về thanh khoản với khối lượng giao dịch đạt hơn 2,5 triệu đơn vị và đóng cửa ở mức giá 15.300 đồng/CP, giảm 1,29%.

Tiếp theo đó, ART và HVN có khối lượng giao dịch hơn 1,7 triệu đơn vị; DVN với 1,58 triệu đơn vị.