Bên cạnh sự tham gia sôi động của dòng tiền nội, nhà đầu tư nước ngoài vẫn mua ròng mạnh mẽ trên sàn với trung bình hơn 500 tỷ đồng mỗi phiên, sẽ là yếu tố hỗ trợ tâm lý thị trường khá tốt.

Chính vì vậy, bên cạnh việc đưa ra khuyến nghị hạ margin và duy trì trạng thái nắm giữ là cần thiết và nhà đầu tư cần dự phóng hoạt động kinh doanh năm mới dựa trên các cuộc ĐHCĐ sắp tiến hành trong quý II, ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích CTCK SBS vẫn đặt kỳ vọng cao vào xu hướng thị trường.

Theo ông Khanh, ít nhất cho đến trước kỳ nghỉ lễ tôi cho rằng thị trường sẽ vẫn duy trì xu thế lạc quan và nhà đầu tư tiếp tục duy trì các giao dịch lướt sóng ngắn hạn.

Bước vào phiên giao dịch đầu tuần, cùng với những thay đổi trong rổ VN30, điểm nóng VJC tiếp tục duy trì sắc tím và hỗ trợ khá tốt cho đà tăng của thị trường. Tuy nhiên, thị trường thiếu sự lan tỏa và đà tăng chủ yếu tập trung vào nhóm cổ phiếu VN30 khiến VN-Index chưa thể tiếp cận mốc 1.080 điểm.

Sang phiên chiều, đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, hàng không… đã lan sang cả nhóm cổ phiếu dầu khí, tiếp thêm sức mạnh dẫn dắt VN-Index lên vùng giá mới và càng tiến gần hơn mốc đỉnh của năm 2007, bất chấp sắc đỏ có phần chiếm ưu thế hơn.

Kết phiên, sàn HOSE có 137 mã tăng và 162 mã giảm, VN-Index tăng 25,35 điểm (+2,39%) lên mức 1087,42 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 266,1 triệu đơn vị, giá trị 7.548,47 tỷ đồng, giảm 22,3% về lượng và 24,85% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Giao dịch thỏa thuận có đóng góp 19,89 triệu đơn vị, giá trị 696,8 tỷ đồng.

Diễn biến VN-Index phiên 22/1
Diễn biến VN-Index phiên 22/1

Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu dầu khí đã có màn tăng ngoạn mục trong phiên chiều sau những nhịp rung lắc và điều chỉnh nhẹ trong phiên sáng.

Điển hình, cổ phiếu đầu ngành GAS đã tăng hết biên độ 7% lên mức giá trần 105.900 đồng/CP với khối lượng khớp sôi động 1,81 triệu đơn vị. Ngoài ra, PXS tăng 6,2% lên sát mức giá trần 10.200 đồng/CP, PVD tăng 5,7% lên mức 27.700 đồng/CP…

Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu vua cũng hỗ trợ tốt cho đà tăng thị trường như VCB tăng 3,8% lên mức 63.300 đồng/CP, BID tăng 5,8% lên mức 28.450 đồng/CP, CTG tăng 1,8% lên mức 15.750 đồng/CP, MBB tăng 0,7% lên mức 28.000 đồng/CP, VPB tăng 2,2% lên mức 49,250 đồng/CP.

Ngoài ra, các mã lớn khác cũng tăng khá mạnh như MSN tăng 5,7% lên mức 92.500 đồng/CP, VNM tăng 2,9% lên mức 211.600 đồng/CP, HPG tăng 6,5% lên sát giá trần 63.600 đồng/CP, VIC tăng 1,2% lên mức 85.000 đồng/CP, BVH tăng 4,4% lên mức 78.700 đồng/CP…

Trong nhóm cổ phiếu thị trường, nhiều mã vẫn đứng dưới mốc tham chiếu như HAG, HQC, HAI, DLG, ITA, HNG, HHS…, và giảm sàn như ASM, CVT, HVG, CDO, CMG…

Trên sàn HNX, đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu bluechip đã giúp thị trường bật cao và kết phiên tại mức cao nhất ngày.

Đóng cửa, HNX-Index tăng 1,49 điểm (+1,22%) lên mức 123,88 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 79,66 triệu đơn vị, giá trị 1.295,76 tỷ đồng, tăng 9,9% về lượng và hơn 14% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,14 triệu đơn vị, giá trị hơn 40 tỷ đồng.

Cổ phiếu ACB duy trì đà tăng khá tốt 1,8% và kết phiên tại mức giá 40.200 đồng/CP với khối lượng khớp 4,54 triệu đơn vị, trong khi SHB rung lắc và tăng nhẹ 0,9%, kết phiên tại mức giá 11.400 đồng/CP với khối lượng khớp 17,78 triệu đơn vị.

Bên cạnh đó, các cổ phiếu chứng khoán cũng giữ nhịp tăng khá tốt như SHS tăng 6% lên mức 22.800 đồng/CP, MBS tăng 2% lêb mức 15.500 đồng/Cp, SSI tăng 5,2% lêb mức 34.200 đồng/CP, VDS tăng 2,1% lên mức 12.300 đồng/CP, TVS tăng 6,8% lên mức giá trần 11.800 đồng/CP, VND tăng 3,2% lên mức 28.600 đồng/CP, HCM tăng 5,2% lêb mức 66.300 đồng/CP, BSI tăng 5,6% lên mức 16.900 đồng/CP…

Đáng kể, cũng giống sàn HOSE, các cổ phiếu họ dầu khí trên sàn HNX đã đua nhau tỏa sáng. Bên cạnh PGS tăng hết biên độ 9,7% lên mức giá trần 30.400 đồng/CP, các mã lớn khác cũng tăng mạnh như PVS tăng 6% lên mức 29.900 đồng/CP và khớp 12,48 triệu đơn vị, PVC tăng 0,8% lên mức 12.500 đồng/CP, PVB tăng 4% lên mức 21.000 đồng/CP…

Trái với 2 sàn chính, trên sàn UPCoM, áp lực bán dâng cao trong phiên chiều khiến chỉ số sàn quay đầu đi xuống sau diễn biến rung lắc và liên tục đổi chiều ở phiên sang.

Đóng cửa, UPCoM-Index giảm 0,16 điểm (-0,27%) xuống mức 58,17 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt gần 14 triệu đơn vị, giá trị 217,14 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận chỉ có thêm 676.702 đơn vị, giá trị 19,3 tỷ đồng.

Góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp cho cổ phiếu hàng không, HVN đã đáp giá trần 63.700 đồng/CP trong phiên chiều với mức tăng 15% và khối lượng giao dịch dẫn đầu sàn UPCoM với hơn 3 triệu đơn vị được chuyển nhượng và dư mua trần 67.000 đơn vị.

Tiếp theo đó, các mã LPB, SBS và DVN có khối lượng giao dịch lần lượt 2,72 triệu đơn vị, 2,69 triệu đơn vị và 1,16 triệu đơn vị. Đóng cửa, cả LPB và SBS đều giao dịch trong sắc đỏ, còn DVN đứng giá tham chiếu.