Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Phiên 24/6: Hết hồn với Brexit!
Lo ngại Brexit, nhà đầu tư trong nước đã hoảng loạn khiến thị trường lao dốc trong phiên sáng. Tuy nhiên, trong phiên chiều sau khi Brexit chính thức xảy ra, VN-Index xuống dưới mốc 600 điểm, lực cầu bắt đáy đã chảy mạnh, giúp thị trường hồi dần với thanh khoản đột biến, lên mức cao nhất gần 2 năm.
Diễn biến VN-Index phiên ngày 24/6
Diễn biến VN-Index phiên ngày 24/6

Chỉ cách đây ít giờ, kết quả cuộc bầu cử lịch sử của người dân Anh đã ngã ngũ khi có gần 52% cử tri ủng hộ Anh rời EU. Brexit đã trở thành hiện thực, đồng thời đang tạo nên những “cơn ác mộng” tại tất cả các thị trường tài chính trên toàn cầu. Từ chỉ số FTSE 100 tương lai cùng S&P 500, cho tới các chỉ số chứng khoán châu Á đều sụt giảm mạnh nhất trong gần 1 năm qua.

TTCK Việt Nam cũng không ngoại lệ. Mức giảm sâu đã thể hiện ngay từ khi mở cửa phiên giao dịch sáng với mức giảm hơn 21 điểm.

Trong phiên chiều, sau khi kết quả kiểm phiếu Brexit chính thức được công bố, VN-Index tiếp tục lao dốc, phá vỡ luôn mốc 600 điểm. Tuy nhiên, ngay khi chỉ số này xuyên qua mốc 600 điểm, lực cầu bắt đáy đã ồ ạt đẩy vào, giúp thị trường hồi phục dần và chốt phiên đã lấy lại được mốc 620 điểm.

Khi thị trường sợ hãi, thì lòng tham cũng được kích thích và với những người mạnh dạn bắt đáy hôm nay, thì tâm lý hoảng loạn lại là cơ hội để họ gom hàng giá rẻ và tạo nên phiên đột biến về thanh khoản khi tổngi gá trị giao dịch trên 2 sàn đạt hơn 6.100 tỷ đồng, chủ yếu là từ giao dịch khớp lệnh (mức lớn nhất kể từ tháng 9/2014).

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/6, với 51 mã tăng và 206 mã giảm, VN-Index giảm 11,5 điểm (-1,82%) xuống 620,77 điểm. Chỉ số VN30-Index giảm 13,81 điểm (-2,2%) xuống 612,69 điểm với 28 mã giảm và 2 mã tăng.

Tổng khối lượng giao dịch đạt 270,14 triệu đơn vị, giá trị xấp xỉ 4.809 tỷ đồng. Trong đó giao dịch thỏa thuận là 7,9 triệu đơn vị, giá trị gần 173 tỷ đồng, đáng chú ý có thỏa thuận của 2,6 triệu cổ phiếu BCG, giá trị 15,6 tỷ đồng.

Tương tự, với 48 mã tăng và 178 mã giảm, HNX-Index giảm 1,71 điểm (-2%) xuống 83,62 điểm. Chỉ số HNX30-Index giảm 3,97 điểm (-2,59%) xuống 149,43 điểm với 26 mã giảm và 2 tăng.

Tổng khối lượng giao dịch đạt 110,59 triệu đơn vị, giá trị hơn 1.322 tỷ đồng. Trong đó giao dịch thỏa thuận là 9,88 triệu đơn vị, giá trị hơn 160 tỷ đồng, đáng chú ý có thỏa thuận của 3,96 triệu cổ phiếu PCT, giá trị 40,79 tỷ đồng; 2,2 triệu cổ phiếu FID, giá trị 44 tỷ đồng; 1,3 triệu cổ phiếu DBC, giá trị 45,45 tỷ đồng; 1,175 triệu cổ phiếu SPP, giá trị 14,68 tỷ đồng.

Trong phiên chiều này, dòng tiền tiếp tục dồn mạnh vào nhóm cổ phiếu đầu cơ, trong đó điển hình là các mã FLC, ITA, KBC, HHS, VHG, FIT, DLG, HAG, HNG, HQC.

FLC dẫn đầu thanh khoản toàn thị trường với 19,3 triệu đơn vị được khớp và giữ nguyên mức giảm 300 đồng xuống 5.900 đồng/CP. Các mã thanh khoản từ 10-10 triệu đơn vị.

Đối với nhóm cổ phiếu bluechips, thanh khoản tăng cũng khá mạnh, nổi bật trong đó là HPG, HSG, PVD, KBC và NT2.

PVD khớp 6,2 triệu đơn vị, giảm 1.700 đồng xuống 30.300 đồng/CP.

HPG khớp lệnh kỷ lục, đạt 12,7 triệu đơn vị, giảm 1.300 đồng xuống 38.800 đồng/CP. Các mã sắt thép khác như HSG, TLH… cũng khớp 3-4 triệu đơn vị. TLH giảm sàn, HSG giảm 1.800 đồng.

Trong khi đó, sức cầu mạnh mạnh mẽ giúp NT2 và KBC chiến thắng được đà giảm chung của thị trường, quay đầu tăng điểm mạnh. KBC tăng 600 đồng lên 15.500 đồng/CP và khớp tới 9,2 triệu đơn vị. NT2 thậm chí còn tăng kịch trần lên 34.800 đồng/CP, tức tăng 2.200 đồng, khớp lệnh 3,13 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, số lượng các mã đo sàn đã giảm đáng kể. SCR vẫn khớp lệnh mạnh nhất sàn với 10,32 triệu đơn vị được khớp.

NTP và BCC đã quay đầu tăng điểm, trong đó BCC tăng trần lên 15.500 đồng/CP và khớp 1,7 triệu đơn vị.

Ngoài SCR, các mã có giao dịch ấn tượng khác có PVD, DCS, KLF, SHB, VCG, VGS, PVC, VIX, KLS với lượng khớp từ 2-6 triệu đơn vị.

Maybank KimEng: Brexit tác động đến chứng khoán Việt không lớn
Công ty Chứng khoán MayBank KimEng vừa có báo cáo phân tích cho rằng, việc Vương Quốc Anh sẽ bỏ phiếu rời hay ở lại EU (Brexit) trong cuộc trưng cầu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư