Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Phiên 31/1: GAS "bừng sáng" trong phiên "xả hàng"
 
Thị trường đang bước tiếp trên con đường chinh phục lại vùng đỉnh cũ của năm 2007 thì gặp phải lực cản tại ngưỡng 1.122 điểm. Trong phiên chiều nay, VN-Index tiếp tục thử sức với ngưỡng cản này và phải trả giá đắt khi bị đẩy lùi tới gần 17 điểm, đóng cửa dưới tham chiếu.
Diễn biến VN-Index phiên ngày 31/1
Diễn biến VN-Index phiên ngày 31/1

Mặc dù áp lực bán vẫn khá lớn khiến thị trường rung lắc mạnh trong phiên sáng 31/1, trong đó chỉ số VN-Index có lúc rơi xuống dưới mốc 1.105 điểm, còn HNX-Index lui về mốc 126 điểm. Tuy nhiên, một số cổ phiếu bluechip và vốn hóa lớn đã làm tốt nhiệm vụ nâng đỡ thị trường, giúp cả hai sàn đều chốt phiên trong sắc xanh, thậm chí VN-Index tăng gần 10 điểm và tiến đến mốc kháng cự 1.120 điểm.

Sang phiên giao dịch chiều, dòng tiền tiếp tục hấp thụ mạnh giúp các chỉ số nới rộng đà tăng điểm. Nhưng diễn biến này chỉ được giữ trong hơn 20 phút đầu phiên, sau đó đà tăng dần thu hẹp bởi áp lực bán gia tăng mạnh.

Tuy nhiên, bất chấp sắc đỏ có phần chiếm ưu thế hơn, cùng việc điều chỉnh giảm khá sâu của những người anh em cùng họ như PVD, PVS giảm sàn, PVC giảm sát sàn, nhưng cổ phiếu lớn trong ngành dầu khí là GAS lại có phiên giao dịch khá bùng nổ.

Sau khi lấy lại đà tăng khá tốt trong phiên sáng, GAS tiếp tục tăng tốc và lập đỉnh lịch sử mới tại mức giá 124.600 đồng/CP, với mức tăng kịch trần 7% và giao dịch cũng khá tốt với 2,29 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công.

Bên cạnh đó, cổ phiếu ROS cũng có màn biểu diễn khá đẹp mắt về cuối phiên khi tăng đột biến 7% và đóng cửa ở mức giá trần 174.400 đồng/CP với khối lượng khớp 1,18 triệu đơn vị.

Đột biến đã xẩy ra trong đợt khớp ATC khi lực cung ồ ạt bung ra đã nhấn chìm thị trường trong sắc đỏ. Trong khi HNX-Index rơi xuống mức thấp nhất ngày thì VN-Index cũng không giữ nổi sắc xanh mà quay đầu điều chỉnh nhẹ.

Đóng cửa, sàn HOSE có 168 mã giảm và 124 mã tăng, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 0,2 điểm (-0,02%) xuống mức 1.110,36 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 350,7 triệu đơn vị, giá trị 9.858,66 tỷ đồng, tăng nhẹ 4,69% về lượng và 5,7% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 37.84 triệu đơn vị, giá trị 1.524,5 tỷ đồng.

Trong khi đó, HNX-Index giảm 1,47 điểm (-1,15%) xuống mức 125,9 điểm với tổng khối lượng giao dịch hơn 91 triệu đơn vị, giá trị 1.651,28 tỷ đồng, tăng 18,75% về lượng và 23,75% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 10 triệu đơn vị, giá trị 361,74 tỷ đồng.

Dòng bank không còn những “đốm sáng” nữa mà đồng loạt quay đầu điều chỉnh về mức giá thấp nhất ngày, tạo gánh nặng lớn lên thị trường. Cụ thể, BID giảm tới 5% xuống mức 34.200 đồng/CP,  CTG giảm 3% xuống mức 27.200 đồng/CP; VCB giảm 0,6% xuống mức 66.600 đồng/CP, MBB giảm 2,7% xuống mức 31.900 đồng/CP, STB giảm 5% xuống mức 16.250 đồng/CP, HDB giảm 0,9% xuống ưmcs 46.600 đồng/CP. Trong đó, STB vẫn duy trì vị trí dẫn đầu thanh khoản thị trường với 26,19 triệu đơn vị được khớp lệnh.

Không chỉ nhóm ngân hàng, các cổ phiếu chứng khoán cũng suy giảm như SSI giảm 6,6% xuống mức giá thấp nhất ngày 34.100 đồng/CP, HCM giảm 2,7% xuống mức 80.800 đồng/CP, VND giảm 5,4% xuống mức giá thấp nhất 30.000 đồng/CP, AGR giảm 1,9% xuống mức 6.300 đồng/CP.

Như đã đề cập ở trên, trong khi người anh cả GAS bùng nổ thì các cổ phiếu khác trong nhóm P lại giao dịch khá tiêu cực như PVD giảm hết biên độ 6,9% xuống mức giá sàn 27.450 đồng/CP, PLX giảm 1,1% xuống mức 88.500 đồng/CP.

Bên cạnh đó, nhiều mã lớn khác cũng giao dịch thiếu tích cực như VNM giảm 0,5% xuống mức 203.500 đồng/CP, VJC giảm 1% xuống mức 193.000 đồng/CP, BVH giảm 4,3% rơi về mức giá thấp nhất trong ngày 82.000 đồng/CP...

Đáng chú ý, sóng lớn trong phiên hôm qua là nhóm cổ phiếu bất động đã nhanh chóng thoái lui, hàng loạt mã quay đầu giảm điểm như SCR, OGC, HQC, ASM, IDI, ITA, SJS, HBC... thậm chí nằm sàn như DIG, KBC.

Trên sàn HNX, các cổ phiếu họ P cũng giao dịch tiêu cực như PVS giảm 9,8% xuống mức giá sàn 27.600 đồng/CP và khớp 16,7 triệu đơn vị, dư bán sàn hơn 1,2 triệu đơn vị; PVC giảm 9,1% xuống sát mức giá sàn 11.000 đồng/CP; PVB giảm 4,4% xuống mức giá 19.700 đồng/CP, PLC giảm 1,7% xuống mức 23.400 đồng/CP...

Bên cạnh đó, nhiều mã trong nhóm HNX30 giảm sâu là lực hãm chính đẩy thị trường lao dốc như VCG giảm 4,51% xuống mức giá thấp nhất ngày 25.400 đồng/CP, VGC giảm 1,14% xuống mức 26.000 đồng/CP, HUT giảm 4,5% xuống mức 10.600 đồng/CP, NTP giảm 1,47% xuống mức 67.000 đồng/CP, LHC giảm 1,72% xuống mức 57.000 đồng/CP...

Ở cặp đôi lớn cổ phiếu ngân hàng, trong khi ACB vẫn duy trì sắc xanh nhạt với mức tăng nhẹ 0,2% và kết phiên tại mức giá 41.700 đồng/CP thì SHB lại có phiên rơi khá sâu sau 9 phiên tăng liên tiếp với mức giảm 4,4% xuống mức giá thấp nhất ngày 13.000 đồng/CP và đã chuyển nhượng thành công 23,14 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản trên sàn HNX. Trong đó, khối ngoại cũng góp phần đẩy cổ phiếu SHB đi xuống khi bán ròng gần 1,8 triệu đơn vị.

Trên sàn UPCoM, đà tăng khá ổn định và không có thêm biến động gì trong suốt phiên chiều.

Đóng cửa, UPCoM-Index tăng 0,54 điểm (+0,91%) lên mức 59,46 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 11,8 triệu đơn vị, giá trị hơn 227 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,98 triệu đơn vị, giá trị 101,68 tỷ đồng.

Trong đó, các mã lớn như VGT, QNS, PVO, MSR, MCH... tiếp tục đóng vai trì là lực đỡ chính cho thị trường.

Cổ phiếu HVN tiếp tục có phiên giảm điểm thứ 6 liên tiếp, với mức giảm 9,6% xuống mức giá 53.800 đồng/CP và khối lượng giao dịch hơn 3 triệu đơn vị; trong khi đó ACV giảm 4,8% xuống mức thấp nhất ngày 99.900 đồng/CP và chuyển nhượng 174.385 đơn vị.

Dẫn đầu thanh khoản trên sàn UPCoM là LPB với hơn 3,5 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công và đóng cửa cổ phiếu này trở về mốc tham chiếu 17.600 đồng/CP.

Công ty chứng khoán cạnh tranh, nhà đầu tư hưởng lợi
Quy mô giao dịch của thị trường chứng khoán tăng cao khiến mức độ cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán trong việc thu hút khách hàng ngày càng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư