Diễn biến này khiến không ít người cảm thấy e ngại bởi trong phiên trước đó, thị trường đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh một cách đột ngột. Cụ thể, chỉ trong ít phút của đợt khớp lệnh ATC, VN-Index đã nhận cú đánh úp khiến chỉ số mất tới gần 28 điểm.

Sự tiêu cực trong phiên 5/3 khiến nhiều công ty chứng khoán nhìn nhận VN-Index sẽ gặp khó trong phiên 6/3 và những diễn biến thời gian đầu phiên sáng phần nào cho thấy điều đó. Tuy nhiên, VN-Index đã dần hồi phục và tăng vững trong nửa cuối phiên sáng.

Mặc dù thị trường co giật mạnh, song đà tăng vẫn được giữ vững cộng với dòng tiền lớn được duy trì ổn định vào thị trường. Điều này cho thấy, tâm lý thị trường ở thời điểm này là rất tích cực. Đó chính là cơ sở để VN-Index thăng hoa trong phiên giao dịch chiều.

Sự hào hứng khiến đà tăng lan tỏa rộng, đặc biệt là nhóm cổ phiếu chứng khoán với nhiều mã tăng trần, giúp VN-Index tăng một mạch gần 27 điểm và cũng là mức cao nhất phiên. Thanh khoản thị trường cho dù đã giảm mạnh so với phiên trước đó, song vẫn ở mức cao.

Đóng cửa, với 173 mã tăng và 118 mã giảm, VN-Index tăng 26,81 điểm (+2,45%) lên 1.120,29 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 236,33 triệu đơn vị, giá trị 7.150,54 tỷ đồng, giảm 14,89% về khối lượng và 26,66% về giá trị so với phiên 5/2. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt hơn 26 triệu đơn vị, giá trị 1.013,26 tỷ đồng.

Diễn biến VN-Index phiên 6/3
Diễn biến VN-Index phiên 6/3

Đa số những mã giảm sàn đáng chú ý hôm qua lại đồng loạt tăng trần trong phiên hôm nay như BID, VRE, VND, SSI, còn HPG, HCM dù không có sắc tím, nhưng cũng đóng cửa tăng mạnh.

Cụ thể, trong nhóm chứng khoán, SSI, VND, VDS đóng cửa ở mức trần lần lượt là 37.800 đồng, 26.350 đồng và 13.900 đồng, đi kèm thanh khoản mạnh. SSI khớp 7,62 triệu đơn vị, VND khớp 1,45 triệu đơn vị, VND khớp 0,52 triệu đơn vị, trong khi vẫn còn dư mua trần.

HCM tuy không đạt mức trần, song cũng tăng mạnh 4,8% lên 78.000 đồng, khớp lệnh 0,585 triệu đơn vị.

Sóng ở nhóm chứng khoán đã tạo lan tỏa ra nhiều cổ phiếu khác. Đáng kể nhất là nhóm vốn hóa lớn với sắc tím tại BID và VRE. Cụ thể, VRE đạt mức giá 54.900 đồng, BID là 37.650 đồng, khớp lệnh lần lượt 3,84 triệu và 2,52 triệu đơn vị.

Dòng tiền tiếp tục tập trung tại các cổ phiếu ngân hàng, giúp nhóm này cũng đồng loạt tăng mạnh cả về điểm số lẫn thanh khoản. VCB tăng 4,7% lên 71.200 đồng và khớp 3,1 triệu đơn vị, CTG tăng 5,9% lên 32.300 đồng và khớp 8,655 triệu đơn vị; MBB tăng 4,6% lên 34.000 đồng và khớp 6,9 triệu đơn vị; VPB tăng 5,6% lên 61.800 đồng và khớp 4,03 triệu đơn vị...

STB khớp 12,649 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản HOSE và tăng 2,3% lên 15.300 đồng. HDB tăng nhẹ 0,5% và khớp 2,47 triệu đơn vị.

Nhiều bluechips khác cũng tăng mạnh để hỗ trợ chỉ số như VIC, HPG, HSG, FPT, VJC..., trong đó HPG khớp 8,54 triệu đơn vị.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, sắc xanh cũng lan tỏa. Đáng chú ý là sắc tím sớm của cặp đôi HAG-HNG, bên cạnh các mã như TTF, VHG, QBS... HAG khớp lệnh 10,726 triệu đơn vị, đứng thứ 2 sàn HOSE, HNG khớp 2,6 triệu đơn vị và còn dư mua trần 2,5 triệu đơn vị, tăng tương ứng lên 6.760 đồng và 6.970 đồng.

Đáng chú ý, trong số 48 mã thanh khoản tốt nhất sàn (khớp lệnh từ 1 triệu đơn vị trở lên) thì chỉ có 4 mã giảm điểm, còn lại đều tăng.

Trên sàn HNX, diễn biến rung lắc mạnh cũng xảy ra. Nhưng với đà tăng mạnh của nhóm ngân hàng và xây dựng, chỉ số sàn này cũng đứng ở mức cao nhất ngày.

Đóng cửa, với 64 mã tăng và 83 mã giảm, HNX-Index tăng 1,82 điểm (+1,45%) lên 127,33 điểm. Tổng khối lượng khớp đạt 53,86 triệu đơn vị, giá trị 977,84 tỷ đồng, giảm 17,44% về khối lượng và 20,55% về giá trị so với phiên 5/2. Trong đó, giao dịch thỏa thuận sáng đóng góp đóng góp 3,53 triệu đơn vị, giá trị 77,32 tỷ đồng.

Mã vốn hóa lớn nhất sàn ACB tăng mạnh 4,3% lên 45.900 đồng, tạo lực đẩy chính cho HNX-Index, chốt phiên khớp 4,27 triệu đơn vị. SHB tăng nhẹ hơn, đạt 0,8% lên 12.700 đồng, nhưng khớp 16,11 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn.

Khác với HOSE, nhóm chứng khoán trên HNX lại có sự phân hóa. Trong khi VIG tăng trần (lên 3.100 đồng), SHS tăng mạnh 5% lên 23.300 đồng, thì BVS đứng giá tham chiếu 18.700 đồng, MBS giảm 4,5% về 15.000 đồng... Riêng SHS khớp 3,566 triệu đơn vị.

Tương tự là nhóm dầu khí khi PVS tăng 1,6% lên 25.000 đồng, PVC đứng giá tham chiếu 9.600 đồng, còn PGS, PLC giảm điểm. PVS khớp 5,86 triệu đơn vị. PVX khớp 1,58 triệu đơn vị và tăng 4,5% lên 2.300 đồng.

Các mã như VCG, VGC, HUT, LAS, CEO, NDN, TV2... cũng tăng để hỗ trợ chỉ số. VCG khớp 4,1 triệu đơn vị, HUT và VGC khớp hơn 1 triệu đơn vị.

Ngược lại, tạo lực cản chính là MAS, DCS, PVI, DGC, BDC..., thanh khoản các mã này khá thấp.

Đáng chú ý, VE9 có phiên tăng trần thứ 7 liên tiếp lên 7.500 đồng, thanh khoản tăng vọt, đạt 1,2 triệu đơn vị.

Trên sàn UPCoM, theo chiều của 2 sàn niêm yết, chỉ số sàn này cũng đứng ở mức cao nhất ngày dù chịu không ít rung lắc. Thanh khoản suy giảm.

Đóng cửa, UPCoM-Index tăng 0,57 điểm (+0,95%) lên 61,01 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 11,77 triệu đơn vị, giá trị 283,44 tỷ đồng, giảm 17,75% về khối lượng và 15,7% về giá trị so với phiên 5/2. Giao dịch thỏa thuận có thêm 22,69 tỷ đồng.

Hôm nay là phiên giao dịch đầu tiên của POW trên UPCoM, mã này đại náo bằng lượng khớp "khủng" 14,922 triệu đơn vị, trong đó khối ngoại mua ròng hơn 3,3 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 19,5% lên 17.800 đồng.

Trong khi đó, BSR có phiên giảm thứ 3 liên tiếp trong 5 phiên kể từ lên sàn này. BSR giảm 1,6% về 30.900 đồng và khớp 3,13 triệu đơn vị.

Ngoài 2 mã trên, trong nhóm thanh khoản cao nhất sàn chỉ có thêm LPB và HVN với lượng khớp 1,92 triệu và 1,14 triệu đơn vị. LPB tăng 0,7% lên 14.900 đồng, còn HVN giảm 0,7% về 55.900 đồng.

Ngoài LPB, các mã ngân hàng khác như VIB, BAB cũng tăng điểm, trong khi KLB đứng giá.

Các mã "nóng" như ART, SBS, VGT, DVN, QNS, LTG, SDI... đều giảm điểm.