Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Phiên 6/5: "Virus giá sàn" lan rộng
 
Bán tháo, rồi thi nhau gom hàng và rồi nhanh chóng quay ra bán tháo. Đó là diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam trong 3 phiên giao dịch vừa qua.

Ảm đạm là từ có thể diễn tả trong phiên giao dịch chiều nay. Nếu như trong phiên sáng, sự hỗ trợ mạnh của nhóm dầu khí đã phần nào giúp thị trường giữ được mức xanh nhẹ, thì trong phiên chiều, khi dòng “P” suy yếu, cộng thêm áp lực lớn từ nhóm cổ phiếu đầu cơ, trong khi nhóm cổ phiếu trụ vốn hóa lớn không có nhiều diễn biến tích cực, thị trường chìm trong sắc đỏ trong suốt thời gian giao dịch phiên chiều.

Điểm khá đặc biệt trong phiên hôm nay là dù trên bảng điện tử của cả hai sàn, màu xanh mắt mèo xuất hiện khá nhiều, với 37 mã sàn trên HOSE và 26 mã sàn trên HNX, nhưng 2 chỉ số trên sàn không giảm quá sâu. Điều này cho thấy, “cơn lốc” nằm sàn này đang diễn ra với các cổ phiếu nhỏ.

"Chứng trường" quả thật là khó hiểu. Đồng loạt kéo lên rồi lại bất ngờ bị kéo xuống mà không có bất cứ một thông tin gì tác động, ngoài thông tin giá xăng tăng trong tối qua. Tuy nhiên, việc giá xăng tăng giảm thời gian gần đây đã không còn tác động nhiều đến tâm lý của nhà đầu tư để có thể gây ảnh hưởng lên thị trường cổ phiếu.

Cụ thể, trong nhóm cổ phiếu đầu cơ, nhiều mã bất ngờ đảo chiều, từ tăng trần xuống giảm sàn như CLG, GTN, HAI, HAR, HQC, KMR, VHG trên HOSE, hay ITQ, KLF trên HNX. Trong đó, KLF giao dịch sôi động hơn trong phiên chiều, với hơn 12 triệu cổ phiếu được giao dịch.

Trong khi đó, FLC cũng chỉ còn cách một bước giá là xuống kịch sàn, mặc dù phiên hôm qua được đẩy lên gần kịch trần. Hiện đang giao dịch tại mức giá 9.500 đồng/CP, với hơn 7,5 triệu cổ phiếu được trao tay.

Bên cạnh đó, đóng góp trong “đội quân” giá sàn còn có nhóm cổ phiếu khoáng sản, như BGM, KSA (HOSE); KHB, KHL, KSQ (HNX).

Ở nhóm cổ phiếu lớn, duy trì có MSN đảo chiều tăng, với mức tăng 500 đồng; VIC giảm 700 đồng; VNM đứng giá.

NHóm cổ phiếu ngân hàng, CTG cũng không còn trụ được trên tham chiếu khi đà giảm bao trùm lên tất cả cổ phiếu ngân hàng. VCB, BID, CTG, MBB, STB, EIB đều giảm, dao động từ 100-400 đồng/CP.

Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 3,35 điểm (-0,61%) xuống 549,3 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 89,3 triệu đơn vị, tương đương giá trị 1.448,42 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt gần 9 triệu đơn vị, trị giá 232 tỷ đồng (với sự đóng góp chủ yếu từ thỏa thuận của VIC: 129 tỷ đồng và KBC: 64,6 tỷ đồng).

Nhóm VN30 với 23 mã giảm, 4 mã tăng và 3 mã đứng giá, VN30-Index giảm 6,06 điểm (-1,04%) xuống 579,39 điểm.

Diễn biến VN-Index phiên 6/5
Diễn biến VN-Index phiên 6/5

Trên HXN, chỉ số HXN-Index giảm 0,85 điểm (-1,06%) xuống 79,38 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt 50,2 triệu đơn vị, tương đương giá trị 577,62 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt 103,66 tỷ đồng.

HNX30-Index giảm 2,04 điểm (-1,35%) xuống 149,34 điểm với 19 mã giảm, 7 mã tăng và 4 mã đứng giá.

Diễn biến HNX-Index phiên 6/5
Diễn biến HNX-Index phiên 6/5

Thanh khoản tiếp tục giảm và rơi xuống mức thấp, thị trường chưa tìm thấy điểm tựa vững chắc, trong khi số lượng cổ phiếu về tài khoản trong phiên hoảng loạn đầu tuần có khả năng sẽ tạo áp lực bán ra rất lớn cho thị trường trong 2 phiên cuối tuần.

Nhân sự công ty chứng khoán biến động theo… Index
Không còn thay đổi “xoành xoạch” như trước, nhưng nhân sự ở nhiều CTCK vẫn đang có những biến động khá lớn, ở cả cấp lãnh đạo và nhân...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư