Bước vào phiên chiều 7/12, VN-Index lại rơi mạnh ngay đầu phiên và mốc 630 điểm một lần nữa trở thành điểm tựa giúp chỉ số bật trở lại. Dù vậy, trước diễn biến trồi sụt mạnh của thị trường, tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn hẳn. Việc sức cầu hạn chế khiến đà hồi phục của VN-Index bị ảnh hưởng đáng kể, thanh khoản theo đó mà sụt giảm mạnh.

Đóng cửa, với 142 mã tăng và 132 mã giảm, VN-Index giảm 8,99 điểm (-0,95%) xuống 938,65 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 196,64 điểm, giá trị 4.732,53 tỷ đồng, giảm 19,23% về khối lượng và 23,3% về giá trị so với phiên 6/12.

Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 34 triệu đơn vị, giá trị 801,4 tỷ đồng, các thỏa thuận đáng chú ý có 15,3 triệu cổ phiếu EIB, giá trị hơn 199 tỷ đồng; 2,88 triệu cổ phiếu NVL, giá trị hơn 174 tỷ đồng…

Diễn biến VN-Index phiên 7/12
Diễn biến VN-Index phiên 7/12

Áp lực tại nhóm cổ phiếu bluechips nói chung và vốn hóa lớn nói riêng vẫn rất lớn. Top 10 mã vốn hóa có tới 7 mã giảm điểm mạnh. VNM giảm 4,6% về 186.000 đồng, SAB giảm 2,6% về 319.400 đồng; PLX giảm 2,4% về 64.400 đồng… Cặp đôi VIC-VRE sau chuỗi ngày thăng hoa tiếp tục giảm mạnh trong phiên này. VIC giảm 1,4% về 72.000 đồng, VRE giảm 2,3% về 46.000 đồng. Các mã VIC, VNM và VRE cùng khớp trên 1 triệu đơn vị.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng, thép, chứng khoán, dầu khí đa phần giữ sắc đỏ. Các mã STB và SSI khớp hơn 5 triệu đơn vị, HPG, HAG và PVD cùng khớp trên 3 triệu đơn vị, VCB và MBB cùng khớp trên 2 triệu đơn vị…

Một số mã như BID, GAS, ROS, MSN, NVL, CII, BHV, BMP… tăng điểm, nhưng thanh khoản không mạnh, chỉ MSN, NVL, CII là khớp trên 1 triệu đơn vị.

Ngược lại, nhóm cổ phiếu bất động sản - xây dựng, khai khoáng, nông nghiệp… có được đà tăng khá tốt, dù thanh khoản không thực sự mạnh. Các mã FLC, SCR, HBC, QCG, HAG, HNG, HAI, FIT, AMD, KBS, QBS… đều tăng điểm.

FLC dẫn đầu thanh khoản HOSE chỉ với 7,56 triệu đơn vị khớp lệnh. HQC khớp 6,29 triệu đơn vị, đứng giá tham chiếu. Các mã SCR, HBC, HAG, HNG, HAI… khớp từ 2-5 triệu đơn vị.

AMD có phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp lên 9.720 đồng, khớp lệnh 3,28 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index chịu sự rung lắc rất mạnh, thậm chí đã rơi qua tham chiếu ngay khi bước vào phiên chiều. Tuy nhiên, với sự ổn định của các mã lớn trên sàn này, HNX-Index không chỉ hồi phục, mà còn bật lên mạnh mẽ. Dù vậy, thanh khoản cũng sụt giảm mạnh.

Đóng cửa, với 82 mã tăng và 89 mã giảm, HNX-Index tăng 1,16 điểm (+1,02%) lên mức 114,53 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 49,16 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 674,04 tỷ đồng, giảm 30,54% về khối lượng và 25,58% về giá trị so với phiên 6/12.

Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 4,66 triệu đơn vị, giá trị 126,69 tỷ đồng, tchru yếu đến từ thỏa thuận của 3 triệu cổ phiếu DLG, giá trị 106,2 tỷ đồng.

Đồng loạt các mã lớn trên sàn này đều tăng điểm như SHB, ACB, VCS, VGC, HUT, PVI… SHB khớp lệnh 10 triệu đơn vị, cao nhất thị trường. ACB khớp 2,4 triệu đơn vị.

Ngược lại, PVS, VCG, CEO, SHS, PVC, LAS, NTP… vẫn giảm điểm. PVS khớp lệnh 5,69 triệu đơn vị. VCG khớp 2,7 triệu đơn vị.

Các mã DST, HKB, TIG… tăng trần, trong đó DST khớp 2,1 triệu đơn vị.

Trên sàn UPCoM, chỉ số UPCoM-Index cũng chủ yếu giao dịch trong sắc xanh trong suốt phiên giao dịch, nhưng diễn biến cũng trồi sụt và chỉ dần ổn định trong những thời điểm cuối phiên.

Đóng cửa, với 73 mã tăng và 47 mã giảm, UPCoM-Index tăng 0,28 điểm (+0,52%) lên 54,25 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 7,05 triệu đơn vị, giá trị 154,87 tỷ đồng, giảm 26,79% về khối lượng và 21,6% về giá trị so với phiên 6/12.

Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,66 triệu đơn vị, giá trị 83,88 tỷ đồng, trong đó SWC thỏa thuận 3,051 triệu đơn vị, giá trị 44,85 tỷ đồng.

GEX và LPB là 2 mã khớp lệnh nhiều nhất sàn, đạt lần lượt 1,4 triệu và 1,1 triệu đơn vị, song GEX tăng điểm, còn LPB giảm điểm. 

Hầu hết các mã hot như DVN, HVN, AGR, QNS, MCH, MSR, VIB, ACV, KDF, SDI… đều tăng điểm.

Chứng khoán phái sinh phiên này có 18.320 hợp đồng được giao dịch, giá trị 1.727 tỷ đồng, giảm 14% so với phiên trước đó.