Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Phiên 8/5: NDN có phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp
Phiên giao dịch ngàg hôm nay (8/5), cổ phiếu NDN có phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp lên 18.800 đồng (+9,9%), khớp lệnh 1,05 triệu đơn vị.
Diễn biến VN-Index phiên ngày 08/05
Diễn biến VN-Index phiên ngày 08/05

Mặc dù chịu sự rung lắc mạnh, nhưng nhờ sức cầu được cải thiện nên VN-Index duy trì sắc xanh trong phần lớn thời gian giao dịch. Tuy nhiên, áp lực bán dứt khoát trong thời điểm cuối phiên khiến VN-Index quay đầu giảm điểm.

VN-Index mở cửa phiên giao dịch 8/5 trong sắc đỏ khi nhóm ngân hàng - động lực chính giúp thị trường có phiên tăng mạnh nhất trong gần tháng 2 qua ở phiên 7/5, đồng loạt chững lại.

Mặc dù cũng rất nhanh sau đó VN-Index đã lấy lại sắc xanh khi sức cầu được cải thiện, song do áp lực bán lớn cộng thêm tâm lý thận trọng nên chỉ số diễn biến giằng co rất mạnh.

Diễn biến giằng co, rung lắc tiếp tục được duy trì trong phiên chiều. Những tưởng VN-Index sẽ tiếp tục có phiên tăng thứ 2 liên tiếp thì trong đợt khớp lệnh ATC, lực bán được tung vào khá dứt khoát khiến VN-Index rơi qua tham chiếu.

VN-Index giảm điểm do tâm lý thận trọng dâng cao trong thời điểm cuối phiên, nhưng thanh khoản thị trường vẫn có sự cải thiện. Bên cạnh đó, áp lực bán từ khối ngoại cũng không còn mạnh như trước.

Đóng cửa, với 114 mã tăng và 163 mã giảm, VN-Index giảm 1,81 điểm (-0,17%) về 1.065,45 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 170,06 triệu đơn vị, giá trị 5.135,23 tỷ đồng, tăng 13,33% về khối lượng và 4,2% về giá trị so với phiên 7/5.

Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 38,9 triệu đơn vị, giá trị hơn 1.380 tỷ đồng. Đáng chú ý có thỏa thuận của 13,265 triệu cổ phiếu SSI, giá trị gần 482 tỷ đồng; 3,77 triệu cổ phiếu NVL, giá trị hơn 203 tỷ đồng; 2,2 triệu cổ phiếu VPB ở mức giá trần, giá trị gần 132 tỷ đồng...

Việc nhóm ngân hàng hạ nhiệt nhanh chóng khiến VN-Index mất đi trụ đỡ. Áp lực bán mạnh khiến CTG quay đầu giảm điểm, dù trước đó tăng khá tốt. Trong nhóm này, chỉ còn BID và TPB là giữ được sắc xanh, EIB đứng giá, còn lại là giảm điểm.

BID tăng 2,2% lên 35.500 đồng, khớp lệnh hơn 3 triệu đơn vị. TBP chỉ tăng 0,3% lên 30.100 đồng, khớp lệnh 0,556 triệu đơn vị.

Ngược lại VPB giảm 2,5% về 54.500 đồng, VCB giảm 1,8% về 61.000 đồng, khớp lệnh tương ứng 2,49 triệu và 2,94 triệu đơn vị.

MBB giảm 2,2% về 31.500 đồng, khớp lệnh 5,25 triệu đơn vị. CTG giảm 0,2% về 30.400 đồng, khớp lệnh 8,12 triệu đơn vị, dẫn đầu HOSE.

Nhiều mã lớn khác cũng nới rộng hơn đà giảm về cuối phiên, gây sức ép lớn lên chỉ số. Chẳng hạn, VNM giảm 2,6% về 185.100 đồng, VRE giảm 2,1% về 45.800 đồng, SSI giảm 1,66% về 35.800 đồng, VIC giảm 0,6% về 123.900 đồng...

ROS tiếp tục duy trì chuỗi tăng ấn tượng với phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp lên 83.800 đồng (+6,9%), khớp lệnh 1,1 triệu đơn vị. Các mã PXL, VJC, NVL, HPG, MSN, BVH... cũng đều có được đà tăng tốt. Song, đó là chưa đủ để giúp VN-Index giữ được sắc xanh.

Ngoại trừ ROS, họ nhà "FLC" còn có HAI và AMD tăng trần, lên tương ứng 3,710 đồng (+6,9%) và 3.790 đồng (+6,8%). HAI khớp 2,03 triệu đơn vị. Mã FLC cũng kịp tăng 1,5% lên 5.450 đồng, khớp lệnh 4,54 triệu đơn vị.

Tương tự, JVC và VHG cũng đạt sắc tím, trong đó chỉ VHG có thanh khoản cao với 1,5 triệu đơn vị được sang tên.

Ngoài các mã trên, đa phần các mã thị trường khác giữ sắc đỏ như ASM, SCR, IDI, KBC, HNG, OGC, GTN..., khớp lệnh từ 1-4,5 triệu đơn vị.

Trên sàn HXN, rung lắc có phần dữ dội hơn khi chỉ số này liên tục "nhấp nháy", bởi sau mỗi nhịp hồi, chỉ số chớm xanh thì ngay lập tức đã bị đẩy lùi trở lại, trước khi có nhịp giảm mạnh vào cuối phiên.

Đóng cửa, với 51 mã tăng và 75 mã giảm, HNX-Index giảm 1,22 điểm (-0,97%) xuống 125,33 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 44,03 triệu đơn vị, giá trị 643,25 tỷ đồng, giảm 20,13% về khối lượng và 22,64% về giá trị so với phiên 7/5.

Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 7,92 triệu đơn vị, giá trị 135 tỷ đồng, chủ yếu đến từ các thỏa thuận 3,098 triệu cổ phiếu SHB, giá trị 59,37 tỷ đồng; 2,03 triệu cổ phiếu PVS, giá trị 42,53 tỷ đồng và 1,36 triệu cổ phiếu IVS, giá trị 14 tỷ đồng.

Trong nhóm HNX30, ngoại trừ NDN tăng trần, CEO, PVI, PGS và BVS tăng điểm, còn lại đa phần giảm điểm.

Mã CEO tăng 4,9% lên 14.900 đồng. PVI tăng 1,2% lên 33.500 đồng. Cả 2 mã này cùng khớp hơn 1 triệu đơn vị.

Với NDN, đây là phiên tăng trần thứ 2 liên tục lên 18.800 đồng (+9,9%), khớp lệnh 1,05 triệu đơn vị.

ACB giảm 1,3% về 45.400 đồng. SHB giảm 2,7% về 11.000 đồng.  ACB khớp 2,7 triệu đơn vị. SHB khớp 6,4 triệu đơn vị, dẫn đầu HNX. Cùng chung sắc đỏ còn có VGC, PVS, VCG, SHS và HUT, khớp lệnh từ 1-3 triệu đơn vị.

NVB giảm 2,2% về 8.800 đồng. Với NVB, chuỗi không tăng của mã này đã lên đến con số 18, trong đó có 7 phiên giảm điểm. 

Với nhóm cổ phiếu thị giá nhỏ, nhiều mã đã tăng trần như DST, PVX, KLF, SPI, CVN, HKT..., song cũng không ít mã nằm sàn như DPS, ACM, NHP, WSS, PVV, PXA, SDD...

Trong đó, DST và PVX cùng có thanh khoản mạnh, với lượng khớp trên 3,8 triệu đơn vị. KLF cũng khớp hơn 1,8 triệu đơn vị.

Trên sàn UPCoM, khác với 2 sàn niêm yết, sàn này lại bất ngờ tăng trong thời gian cuối phiên, nhưng thanh khoản giảm khá mạnh.

Đóng cửa, với 80 mã tăng và 39 mã giảm, UPCoM-Index tăng 0,1 điểm (+0,17%) lên 56,82 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 10,69 triệu đơn vị, giá trị 190,82 tỷ đồng, giảm 21% về khối lượng và 23% về giá trị so với phiên 7/5.

Giao dịch thỏa thuận có thêm 9,85 triệu đơn vị, giá trị 191,67 tỷ đồng, chủ yếu đến từ thỏa thuận của 6,21 triệu cổ phiếu PRT ở mức giá sàn, giá trị hơn 110 tỷ đồng và 2,11 triệu cổ phiếu SSN, giá trị 36,82 tỷ đồng.

Thanh khoản rất yếu là điểm nhấn của UPCoM trong phiên hôm nay. Trong 4 mã có thanh khoản cao nhất sàn là LPB, POW, OIL và BSR, thì mã dẫn đầu là LPB cũng chỉ khớp 1,789 triệu đơn vị.

Ngoại trừ POW đứng giá 14.400 đồng, còn lại là giảm. LPB giảm 0,7% về 14.500 đồng, OIL giảm 2,1% về 19.000 đồng, BSR giảm 2,9% về 20.300 đồng.

Tuy LPB giảm điểm, song các mã ngân hàng khác như VIB, KLB đều tăng, còn BAB đứng giá tham chiếu. VIB tăng 0,6% lên 14.500 đồng, KLB tăng 3,5% lên 11.700 đồng, BAB đạt 22.600 đồng.

Một số mã lớn như QNS, VGT, MCH, ACV, LTG... cũng đều tăng điểm.

Chứng khoán Việt Nam giảm mạnh nhất thế giới trong một tháng qua
Việt Nam là thị trường chứng khoán duy nhất ghi nhận mức giảm hai chữ số trong 1 tháng gần đây.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư