Tuy nhiên, dù số mã tăng giá chiếm ưu thế với sắc xanh lan rộng ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, nhưng với việc các ông lớn như VNM, VCB, MSN, VIC, ROS, PLX, SAB, VIC, NVL, VJC… giảm giá đã khiến VN-Index không thể hồi phục thành công.

Bước vào phiên giao dịch chiều, dòng tiền tiếp tục chảy mạnh vào thị trường, nhất là nhóm cổ phiếu bất động sản hoặc có liên quan đến bất động sản, giúp hàng loạt mã bất động sản vừa và nhỏ tăng trần như SCR, DLG, QCG, IJC, NTL, TDC, PDR, NVT, PPI, KDH, HDC, CDO, SC5, BCG, MCG.

Các mã này đều còn dư mua giá trần, trong đó có nhiều mã dư mua lớn như QCG dư mua giá trần gần 4,56 triệu đơn vị, DLG dư mua 1,65 triệu đơn vị, BCG hơn 323.000 đơn vị, IDI gần 558.000 đơn vị, CDO hơn 639.000 đơn vị...

Trong khi đó, TTF sau thông tin ký hợp đồng hợp tác khủng với Vingroup cũng tăng trần lên 8.130 đồng với dư mua trần hơn 1,18 triệu đơn vị.

Một số mã bất động sản khác dù không tăng trần, nhưng cũng có mức tăng tốt như LDG tăng 4,46%, NLG tăng 4,59%, SJS tăng 2,29%, VRC tăng 4,64%, VPH tăng 2,95%, ITC tăng 4,32%, DXG tăng 2,23%...

Tuy nhiên, một số mã khác lại lội ngược dòng nước như HQC giảm 3,71%, NVL giảm 1,73%, VIC đứng ở tham chiếu.

Trong các mã lớn, ngoài NVL, sắc đỏ vẫn bao trùm VNM, VJC, VCB, SAB, MSN, BID, ROS, thậm chí PVD cũng quay đầu giảm giá, chỉ còn GAS, BHN, DPM giữ được sắc xanh nhẹ.

Với sức ép từ các mã lớn trên, nên dù dòng tiền ồ ạt chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu bất động sản và nhiều mã nhỏ, vừa khác, nhưng VN-Index vẫn không một lần trở lại tham chiếu trong phiên chiều, thậm chí đà giảm còn được nới rộng hơn và chỉ nẩy nhẹ trở lại khi xuống dưới 718 điểm.

Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, VN-Index giảm 1,14 điểm (-0,16%), xuống 718,86 điểm với 143 mã tăng (trong đó có 21 mã tăng trần) và 127 mã giảm (chỉ có 5 mã giảm sàn). Tổng khối lượng giao dịch đạt 232,43 triệu đơn vị, giá trị 5.368,8 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 31,69 triệu đơn vị, giá trị 889,6 tỷ đồng.

Diễn biến VN-Index phiên 8/5
Diễn biến VN-Index phiên 8/5

Mã có thanh khoản tốt nhất trên sàn HOSE hôm nay là HAG với 16,5 triệu đơn vị, tiếp đến là SCR với 13,3 triệu đơn vị. Các mã tiếp theo là HQC, ROS, FLC và DLG với từ hơn 8,5 triệu đơn vị đến hơn 9,75 triệu đơn vị.

Diễn biến HNX cũng tương đồng với VN-Index khi dao động dưới tham chiếu trong suốt phiên và chỉ nẩy nhẹ trở lại cuối phiên để giữ được mốc 89 điểm.

Cụ thể, chốt phiên đầu tuần, HNX-Index giảm 0,58 điểm (-0,65%), xuống 89,13 điểm với 24 mã tăng và 21 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 44,5 triệu đơn vị, giá trị 484,7 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận không đáng kể.

Sắc đỏ của HNX-Index cũng đến chủ yếu từ các mã lớn như ACB giảm 1,7%, xuống 23.100 đồng với 1,33 triệu đơn vị được khớp. SHB giảm 4,11%, xuống 7.000 đồng với 7,48 triệu đơn vị. CEO giảm 0,81%, xuống 12.300 đồng với 4,63 triệu đơn vị được khớp.

Ngoài ra, mức giảm từ các mã khác như VGC, PVC, PVS, PVB, NTP, trong khi các mã khác hỗ trợ để HNX-Index không giảm sâu như VND, VCG, LAS.

Trong các mã nhỏ, HKB bị bán mạnh cuối phiên nên đóng cửa ở mức sàn 5.100 đồng với 2,38 triệu đơn vị được khớp và còn dư bán sàn khá lớn.

Trên UPCoM, dù HVN, TIS, SDI, ACV, SAS, GEX… vẫn duy trì đà tăng, thậm chí SDI tăng mạnh 9,7%, nhưng chỉ số của sàn này cũng không duy trì được sắc xanh của phiên sáng khi MSR, VOC, FOX, VGG vẫn chìm trong sắc đỏ, trong khi MCH và NTC cũng quay đầu giảm mạnh.

Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,15 điểm (-0,27%), xuống 57,81 điểm với 51 mã tăng và 42 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 5,7 triệu đơn vị , giá trị 94,85 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,4 triệu đơn vị, giá trị 52,4 tỷ đồng.

Thanh khoản tốt nhất trên sàn UPCoM chiều nay bất ngờ đến từ cái tên QPH với 1,7 triệu đơn vị được giao dịch với mức tăng 5,26%, PFL xuống vị trí thứ 2 với 952.300 đơn vị, đóng cửa ở mức trần 1.600 đồng, HVN giao dịch 799.000 đơn vị, đóng cửa tăng 2,7%, lên 26.600 đồng.