Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Phiên chiều 12/3: “Hút chết”!
 
Tưởng chừng với sự trở lại của nhóm cổ phiếu ngân hàng, VN-Index sẽ chinh phục được ngưỡng kháng cự mạnh và cũng là vùng đỉnh cũ 1.130 điểm. Tuy nhiên, cũng giống như các phiên trước đó, chỉ số này bị đẩy ngược mạnh trở lại và chỉ có may mắn với thoát được sắc đỏ trong phiên hôm nay.
Diễn biến VN-Index phiên ngày 12/3
Diễn biến VN-Index phiên ngày 12/3

Vùng đỉnh cũ 1.130 điểm xác lập trước Tết đang trở thành vùng kháng cự rất mạnh của VN-Index. Từ đầu tháng 3, VN-Index đã có nhiều lần thử vượt qua ngưỡng cản này nhưng đều thất bại. Trong phiên giao dịch cuối tuần trước, VN-Index có lúc đã vượt qua ngưỡng 1.135 điểm trong phiên sáng, nhưng bị đẩy lại, khi nỗ lực thêm một lần nữa chinh phục mốc 1.130 điểm trong phiên chiều, VN-Index đã phải trả giá đắt khi bị đẩy hẳn xuống dưới tham chiếu.

Kịch bản của phiên giao dịch cuối tuần trước một lần nữa lại lặp lại trong phiên hôm nay, khi VN-Index cũng được kéo lên trên ngưỡng 1.135 điểm ngay đầu phiên và dần bị đẩy nhẹ trở lại sau đó. Đầu phiên chiều, VN-Index một lần nữa muốn tẩu thoát khỏi vùng 1.130 điểm, nhưng bị đẩy lùi lại hơn 10,5 điểm xuông sát ngưỡng tham chiếu trước khi bước vào đợt khớp lệnh xác định giá đóng cửa.

Tưởng chừng thị trường sẽ có thêm phiên giảm điểm như phiên cuối tuần trước, nhưng may mắn đã xuất hiện khi nhóm ngân hàng vẫn giữ được sự chắc chắn, cùng với sự giúp sức thêm của GAS, MSN, MWG, VJC.

Chốt phiên đầu tuần mới, VN-Index tăng 2,88 điểm (+0,26%), lên 1.126,29 điểm với 126 mã tăng và 169 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 244,68 triệu đơn vị, giá trị 7.472,97 tỷ đồng, tăng 12,26% về khối lượng và 7,22% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp khá lớn với 47,5 triệu đơn vị, giá trị 1.541 tỷ đồng.

Dù áp lực bán gia tăng mạnh khi VN-Index lên vùng kháng cự mạnh, nhưng nhóm ngân hàng vẫn đứng vững, thậm chí EIB còn nổi sóng khi đóng cửa ở mức giá trần 15.200 đồng với 1,48 triệu đơn vị được khớp.

Trong khi đó, STB và CTG vẫn là những mã có thanh khoản tốt nhất sàn với 17,25 triệu đơn vị và 9,1 triệu đơn vị được khớp, đóng cửa tăng 3,57%, lên 15.950 đồng và 3,24%, lên 33.450 đồng.

VPB và MBB cũng có thanh khoản tốt khi đứng ở vị trí thứ 4 và 5 với 7,5 triệu đơn vị và 6,58 triệu đơn vị, nhưng VPB lại giảm 1,57%, xuống 62.900 đồng, còn MBB tăng 0,9%, lên 33.800 đồng.

Ngoài ra, VCB cũng tăng 1,41%, lên 72.000 đồng, BID tăng 3,62% lên 38.600 đồng, HDB cũng trở lại được ngưỡng tham chiếu 42.500 đồng.

Ngoài ra, GAS cũng tăng tốt 3,75%, lên 116.200 đồng, MSN tăng 1,17%, lên 95.200 đồng, VJC tăng 0,43%, lên 209.900 đồng, MWG tăng 0,77%, lên 117.000 đồng.

Trong khi đó, áp lực bán mạnh khiến VNM quay đầu giảm nhẹ 0,96%, xuống 206.000 đồng, PLX cũng giảm 1,9%, xuống 82.400 đồng, VIC giảm 3,38%, xuống 100.000 đồng…

Trong nhóm cổ phiếu nhỏ, IDI vẫn duy trì đà thanh khoản tốt với 8,73 triệu đơn vị được khớp, đóng cửa tăng 3,42%, lên 15.100 đồng, còn EVG vẫn duy trì sắc tím 5.750 đồng với dư mua giá trần gần 1,2 triệu đơn vị.

Cũng khởi sắc trong phiên chiều còn có TNI khi đóng cửa ở mức sát giá trần 6.720 đồng, tăng 6,67% với 2,2 triệu đơn vị được khớp.

Có sắc tím còn có TLD, ANV, HVG, VOS, VID, TCR, C47, NAV, CTF…, trong khi SCR, HAR, ITA, AMD, OGC, DLG, QCG, KSA, HAI, FIT lại chìm trong sắc đỏ.

Trong khi đó, HNX với điểm tựa mạnh nhất là các mã ngân hàng, nên HNX-Index rất vững chắc trong phiên giao dịch chiều, dù cũng có lúc gặp chút khó khăn do ảnh hưởng từ sàn HOSE.

Chốt phiên, HNX-Index tăng 1,48 điểm (+1,16%), lên 129,06 điểm với 85 mã tăng và 99 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 66,17 triệu đơn vị, giá trị 1.063 tỷ đồng, tăng 21% về khối lượng và 11% về giá trị so với phiên trước đó. Trong đó, giao dịch đóng góp 9,46 triệu đơn vị, giá trị 115,88 tỷ đồng.

ACB đóng cửa tăng mạnh 3,85%, lên 48.600 đồng, mức cao nhất ngày với 4,94 triệu đơn vị được khớp, đứng sau người đồng nghiệp SHB với 14,62 triệu đơn vị và cũng tăng 2,42%, lên 12.700 đồng. Tiếp đến là PVS tăng nhẹ 0,42% với 3,29 triệu đơn vị được khớp.

Trong các mã nhỏ, PIV đảo chiều khá ngoạn mục khi có lúc đã chạm mức sàn 4.900 đồng, được kéo thẳng lên mức trần 5.900 đồng, trước khi đóng cửa ở mức 5.600 đồng, tăng 3,7% với 3,26 triệu đơn vị được khớp. Cũng giữ được mức tăng mạnh còn có DST, NDN, DCS, NHP, trong khi KLF, PVX, SPI chìm trong sắc đỏ, thậm chí MST, VE9, VIG, OCH đóng cửa ở mức sàn.

Trên UPCoM, dù rất nỗ lực trong những phút cuối phiên, nhưng UPCoM-Index cũng không thể thoát khỏi phiên giảm điểm đầu tuần mới.

Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,06 điểm (-0,1%), xuống 61,31 điểm với 73 mã tăng và 72 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 26,26 triệu đơn vị, giá trị 595 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 5,25 triệu đơn vị, giá trị 106,54 tỷ đồng.

Trong phiên chiều, POW vẫn giữ được mức tham chiếu 17.300 đồng, nhưng đã thế chân LPB trở thành mã có thanh khoản tốt nhất với 4,34 triệu đơn vị. LPB khớp 3,48 triệu đơn vị và đóng cửa tăng 3,21%, lên 16.100 đồng.

Trong khi đó, OIL, VIB, BSR, HVN, DVN, VGT, TIS, LTG đồng loạt đóng cửa trong sắc đỏ. Các mã OIL, VIB, BSR được khớp trên dưới 2 triệu đơn vị.

Ngược lại, thị trường nhận được sự hỗ trợ của các mã như MSR, SDI, MCH, ACV, QNS, VSN…

Trên thị trường chứng khoán phái sinh, phiên hôm nay có 24.676 lượt hợp đồng được chuyển nhượng, giá trị 2.750 tỷ đồng, giảm 27,4% so với phiên cuối tuần trước và cũng là mức thấp nhất trong 1 tuần.

Phiên hôm nay, cả 4 mã phái sinh đều đóng cửa tăng điểm, trong đó mã VN30F1803 tăng 0,52%, lên 1.111,8; VN30F1804 tăng 0,66%, lên 1.117,3; VN30F1806 tăng 0,95%, lên 1.129,6; và VN30F1809 tăng 0,35%, lên 1.149.

Diễn biến các cổ phiếu cần quan tâm tuần qua: HBC bật tăng 10% sau thời gian dài lao dốc
Việc dòng tiền lan tỏa từ sang khá tốt vào nhóm bất động sản, xây dựng, trong tuần này mã được khuyến nghị giành chiến thắng thuộc về HBC,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư