Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 18 tháng 04 năm 2024,
Quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu An Giang trên diện tích hơn 30.000 ha
Thanh Huyền - 23/03/2016 18:03
 
Khu kinh tế cửa khẩu An Giang đến năm 2030 sẽ phát triển thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực; là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, động lực phát triển kinh tế, phát triển đô thị của vùng biên giới phía Tây Bắc, tỉnh An Giang...

Theo Quy hoạch mà Thủ thướng Chính phủ vừa phê duyệt thì Khu kinh tế cửa khẩu An Giang, tỉnh An Giang sẽ có tổng diện tích tự nhiên là 30.729,8 ha bao gồm 3 khu vực cửa khẩu: Vĩnh Xương, Khánh Bình và Tịnh Biên.

Cấu trúc không gian Khu kinh tế cửa khẩu An Giang hình thành theo mô hình từng khu vực cửa khẩu. 3 khu vực cửa khẩu trên liên kết với nhau thông qua các tuyến Quốc lộ N1, Quốc lộ 91, Quốc lộ 91C, tuyến Khánh Bình - Chợ Mới - Vàm Cống...

Các khu vực cửa khẩu gồm khu quản lý, kiểm soát cửa khẩu, khu phi thuế quan tại các cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, Tịnh Biên và cửa khẩu chính Khánh Bình.

Các khu vực phát triển đô thị gồm: Thị trấn Tịnh Biên, thị xã Tân Châu, đô thị cửa khẩu Vĩnh Xương, đô thị Nhà Bàng, thị trấn Long Bình.

Các khu vực phát triển dân cư nông thôn gồm: Các khu vực ngoại thị của thị xã Tân Châu, Tịnh Biên, các trung tâm xã, các cụm tuyến dân cư nông thôn được phân bố theo các tuyến giao thông thủy và bộ.

Các vùng sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, không gian du lịch sinh thái, không gian cây xanh cảnh quan và mạng lưới sông rạch; phân bố đa dạng và xen kẽ trong các khu vực phát triển gồm các khu vực canh tác nông nghiệp bao quanh các đô thị; các hành lang cây xanh theo sông Tiền, sông Bình Di, kênh Vĩnh Tế và các kênh rạch trong khu kinh tế; khu vực cây xanh thuộc quần thể du lịch núi Cấm trong khu vực cửa khẩu Tịnh Biên...

Mục tiêu phát triển Khu kinh tế nhằm gắn kết đồng bộ các khu vực cửa khẩu và các khu chức năng trong Khu kinh tế cửa khẩu An Giang; liên kết chặt chẽ với các khu kinh tế cửa khẩu khác trong vùng biên giới Tây Nam; cân đối giữa phát triển đô thị, công nghiệp với bảo vệ khu vực sản xuất nông nghiệp; xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường toàn Khu kinh tế bảo đảm sự phát triển bền vững.

Đồng thời, hình thành khu quản lý, kiểm soát cửa khẩu và khu phi thuế quan tại các cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, Tịnh Biên và cửa khẩu chính Khánh Bình; đảm bảo an ninh quốc phòng, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư; phát triển chuỗi đô thị trong Khu kinh tế; hình thành trung tâm du lịch sinh thái Khu kinh tế cửa khẩu An Giang có sức hấp dẫn, liên kết với hệ thống trung tâm du lịch của tỉnh An Giang và vùng đồng bằng sông Cửu Long; góp phần xây dựng đường biên giới Việt Nam - Campuchia ổn định, hòa bình, hữu nghị và phát triển kinh tế biên giới.

An Giang có 2 thành phố trực thuộc đạt chuẩn đô thị loại II
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định công nhận TP.Châu Đốc là đô thị loại II trực thuộc tỉnh An Giang - địa phương duy nhất của khu vực...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư