Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Quỹ khoa học Nhật qua Việt Nam học làm chip
Công Sang - 19/01/2016 22:13
 
Hôm 19/1 vừa qua, Quỹ Khoa học Công nghệ tỉnh Nagano Nhật Bản (Nagano techno) đã ký kết hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC) thuộc Đại học Quốc gia TP HCM. Mục tiêu, theo ông Shin-ichi Wakabayashi, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Nano, vật liệu quốc tế và Hợp tác Công cộng trực thuộc Quỹ, là học tập ICDREC cách làm chip.
TIN LIÊN QUAN

Theo đó, đoàn công tác tỉnh Nagano bao gồm chính quyền tỉnh Nagano, trường đại học Shinshu và Quỹ Công nghệ Nagano sẽ làm việc với ICDREC để tìm hiểu, nghiên cứu mô hình và các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và thương mại của ICDREC.

Song song đó, đoàn cũng sẽ tìm hiểu về những chương trình , chính sách của TP HCM nói riêng và Việt Nam nói chung trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp vi mạch.

.
.

Giải thích về việc một nước có thể mạnh về lĩnh vực điện tử sang Việt Nam học cách làm chip, Ông Shin-ichi Wakabayashi, cho biết đúng là ở Nhật Bản có các Công ty rất mạnh về ngành công nghiệp bán dẫn, tuy nhiên để có tự thể thiết kế để sản xuất thì không phải dễ.

Hiện nay việc sản xuất ra mạch bán dẫn có rất nhiều Công ty đã làm nhưng để có thể đào tạo một cá nhân có thể thiết kế được chip và đưa vào sử dụng là một điều hết sức khó khăn. Ở bên Nhật hiện nay chưa có cá nhân cũng như cơ quan nào đứng ra phụ trách vấn đề này.

Bởi ngoài các con chip sản xuất đại trà hàng triệu người dùng, có những con phải thiết kế riêng biệt cho một số nhu cầu đặc biệt như chip giám sát gắn trong tim chẳng hạn thì rất khó. Phải có người thiết kế và sản xuất ra để đáp ứng các nhu cầu như vậy.

Chính vì thế, khi biết ở Việt Nam có ICDREC của ông Đặng Lương Mô và các đồng sự làm công tác đào tạo nhân lực, thiết kế vi mạch rất tốt, có tuổi đời 10 năm và đã có nhiều sản phẩm thương mại thành công nên  Quỹ qua đây học tập.

“Một trung tâm đặt trong đại học mà có thể làm được các sản phẩm rồi thương mại hóa. Chúng tôi muốn học ICDREC việc điều hành tổ chức”, ông Shin-ichi Wakabayashi nói.

Ông Ngô Đức Hoàng, Giám đốc ICDREC cho biết trong thời gian tới Trung tâm sẽ hợp tác với đại học Shinshu thực hiện các dự án nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực và thương mại các sản phẩm công nghệ cao dự trên thế mạnh của nhau.Việc Sở hữu trí tuệ sẽ thuộc về cả hai bên.

Bên cạnh đó, ICDREC sẽ kêu gọi các Công ty có trụ sở ở tỉnh Nagato đầu tư vào lĩnh vực vi mạch thị trường Việt Nam. Ông Hoàng cho biết tháng 3 năm nay, Trung tâm sẽ cử đoàn sang Nhật Bản làm việc.

Đánh giá về chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TP HCM trong năm 2015, ông Lê Thái Hỷ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố cho biết đã có những tiến bộ đáng ghi nhận.

Như việc ứng thương mại hóa chip và thiết bị sử dụng công nghệ RFID HF. Việc ứng dụng công nghệ SOTB (Sillicon On Thin Buried OXide). Theo đó các con chip thế hệ sau sẽ được sản xuất theo quy trình 65 nanomet, giúp tiêu thụ điện năng chỉ còn 1/3 so với hiện nay. Theo thông tin từ ICDREC, cuối tháng 2 năm nay, lô hàng đầu tiên làm theo công nghệ này sẽ được nhập về Việt Nam để kiểm chứng.

Bên cạnh đó, ông Hỷ cho biết năm 2016 sẽ năm tiền đề xuất khẩu nhân lực trong ngành thiết kế vi mạch và phầm mềm nhúng sang thị trường Nhật Bản.

Việc  ký kết với Quỹ khoa học Công nghệ Nagano trước ngưỡng tham gia Hiệp định TPP được các chuyên gia cho là cột mốc đánh dấu cơ hội để mở rộng hợp tác của ngành công nghiệp vi mạch điện tử tại Việt Nam với quốc tế, đặc biệt là thị trường Nhật Bản.

Được biết, Nagano là tỉnh có diện tích lớn thứ 4 ở Nhật Bản, gần thủ đô Tokyo, với khoảng 2,5 triệu dân có thế mạnh về lĩnh vực trong các lĩnh vực công nghiệp ứng dụng công nghệ như cơ khí chính xác, nông nghiệp công nghệ cao... Quỹ Nagano Techno do ông Koichiro Ichikawa thành lập  vào ngày 1/4/2001 với vốn là gần 50 triệu USD. Muc tiêu của Quỹ Nagano techno là kiên kết ba nhà: trường học, Chính phủ và Công ty để tìm ra các kỹ thuật mới phục vụ cho ngành công nghiệp.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư