Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Sắp khai trương hàng loạt điểm du lịch mới ở Hòa Bình
Vương Hùng - 20/01/2015 11:42
 
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho biết, Hòa Bình sắp có hàng loạt các dự án du lịch đi vào hoạt động ngay từ đầu năm 2015.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Top 10 địa điểm hút khách tham quan nhất thế giới
Nhiều lựa chọn tour du lịch Hàn Quốc dịp tết
Thu phí thị thực khách tàu biển còn 5 USD/người
Thưởng ngoạn cảnh tuyết rơi như châu Âu ở Sapa
Top 10 thác nước hùng vĩ nhất thế giới
Thanh Hóa thúc tiến độ công trình phục vụ Năm du lịch quốc gia 2015
Nha Trang có thêm khách sạn chuẩn quốc tế 3 sao
Ba Vì sẽ thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng

Đầu tư phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình đang có những dấu hiệu khởi sắc và trên đà phát triển nhanh. Nhiều nhà đầu tư đã thực hiện dự án của có quy mô lớn trong năm 2014, Công ty cổ phần Du lịch Hòa Bình đã đầu tư đóng mới 2 tàu du lịch tiêu chuẩn 3 sao với tổng mức đầu tư 43 tỷ đồng. Công ty này cũng đầu tư nâng cấp Khách sạn du lịch Hòa Bình theo tiêu chuẩn ba sao, tổng mức đầu tư 65 tỷ đồng. Dự kiến, tết nguyên đán Ất Mùi sẽ đi vào hoạt động, đón tour 2 seri khách Pháp gồm 27 đoàn, bắt đầu từ tháng 3/2015 đến tháng 10/2015.

Công ty An Thịnh tourist đã phối hợp với các công ty lữ hành xây dựng các tour, tuyến, đã phối hợp tổ chức thành công Giải dù lượn Việt Nam mở rộng năm 2014 tại Bái Nhạ, Lạc Sơn. Năm 2015 sẽ mở ít nhất 2 đường tour leo núi tại Hòa Bình.

Ở Mai Châu, địa bàn trọng điểm về du lịch sinh thái, khu nghỉ cao cấp  Mai Châu Ecolodge tại xã Nà Phòn đã đi vào hoạt động, nhiều khách sạn khác đã được xây dựng nơi vùng cao này. Lượng khách sạn này sẽ đáp ứng một lượng lớn du khách đến du xuân trong dịp tết Ất Mùi tới.

Đến thời điểm này, tỉnh đã công nhận 7 điểm du lịch địa phương gồm: xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc), đảo Dừa trên lòng hồ sông Đà, bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu), Du lịch sinh thái Vịt cổ xanh (Lương Sơn), bảo tàng không gian văn hóa Mường, Thủy điện Hòa Bình và làng văn hóa Việt Mường (Lương Sơn).

Khu du lịch Bản Mường - Giang Mỗ cách TP.Hòa Bình khoảng 12km.

Năm 2014, tổng lượng khách thăm quan du lịch Hòa Bình đạt trên 2 triệu lượt người, doanh thu từ du lịch ước đạt trên 700 tỷ đồng.

Ông Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho biết, Hòa Bình đang đầu tư tôn tạo lại Đền Bờ, xã Vầy Nưa ở huyện Đà Bắc và chuẩn bị di Bia Lê Lợi đến điểm du lịch tâm linh này. Đây là khu du lịch trọng điểm Quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hiện đã có một số doanh nghiệp khởi động dự án đầu tư khai thác tuyến du lịch hồ Hòa Bình.

Bên cạnh đó, đến nay, tỉnh Hòa Bình đã thu hút được khá nhiều dự án đăng ký và đầu tư vào phát triển du lịch: Dự án cáp treo Hương Bình nối Chùa Hương với Chùa Tiên (Lạc Thủy); mở rộng đầu tư công viên vui chơi giải trí, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng suối thác Tú Sơn (Kim Bôi). Khu du lịch danh lam thắng cảnh di tích cấp quốc gia quần thể hang động núi Đầu Rồng (Cao Phong)....

GS Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia đã dùng khái niệm "tài nguyên" để đánh giá tầm vóc và giá trị của nền văn hóa Hòa Bình. Trong đó văn hóa người Mường mà chủ yếu là ở tỉnh Hòa Bình có giá trị rất lớn, chứa đựng nhiều nét văn hóa của văn hóa Việt cổ. Để khai thác được thế mạnh và tiềm năng du lịch văn hóa người mường cần có sự kết hợp đồng bộ 3 nhân tố Hoạch định của cơ quan quản lý nhà nước – Các nhà đầu tư – Cộng đồng.

PGS.TS Nguyễn Khắc Sử, Viện khảo cổ học Việt Nam, người có thâm niên 40 năm nghiên cứu về văn hóa Hòa Bình cho rằng, tỉnh Hòa Bình có nhiều hệ thống hang động thiên tạo đẹp, rễ được xếp hạng di tích quốc gia. Đồng tình quan điểm này, GS Mai Trọng Nhuận, Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước liên ngành các khoa học trái đất cho rằng, làm được việc đó, kết hợp cùng các đặc trưng văn hóa của người Mường Hòa Bình, như: Mo Mường, Trống Mường, Cồng chiêng và Mộ Mường sẽ là những sản phẩm văn hóa độc đáo riêng có để HB phát triển du lịch.

Về tính bản địa trong văn hóa người Mường, Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng đây là đặc tính mang tính bản địa để tỉnh Hòa Bình phát triển du lịch cho tất cả các loại hình du lịch mà tỉnh Hòa Bình đang có.

Tỉnh Hòa bình vừa công bố quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Nguồn lực thực hiện Quy hoạch này, cơ cấu vốn được xác định 15%  bằng ngân sách và vốn ODA, 85% vốn FDI và các nguồn vốn khác.

UBND tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển du lịch là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Hòa Bình đến năm 2020. Phấn đấu đến năm 2030 có được hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật đồng bộ, sản phẩm du lịch chất lượng cao, trở thành điểm đầu tư du lịch hấp dẫn của khu vực Trung du, miền núi phía Bắc

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư