Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Sau vụ Hồ sơ Panama, Việt Nam cần lực lượng ngăn chặn trốn thuế đủ mạnh
 
Các chuyên gia thuế cho rằng, không phải đến thời gian gần đây, khi vụ Hồ sơ Panama bùng nổ trên toàn thế giới thì vấn đề trốn, tránh thuế mới trở nên “ồn ào” tại Việt Nam, mà thực chất, vấn đề này đã được nhận diện từ lâu, bởi cũng như nhiều quốc gia khác, pháp luật Việt Nam vẫn tồn tại những kẽ hở để một số doanh nghiệp có thể tận dụng nhằm lách thuế.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế các doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) cho biết, hiện nay, việc trốn thuế có xu thế ngày càng gia tăng dưới nhiều hình thức.

Vụ Hồ sơ Panama là một hồi chuông cảnh tỉnh đối với Việt Nam trong việc tăng cường các biện pháp hữu hiệu để phòng chống các hành vi bất hợp pháp này.

Theo đó, cần có sự kết hợp đồng bộ các biện pháp, từ khâu rà soát luật pháp, cắt bỏ các ưu đãi thuế không hợp lý, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng, đồng thời cần tổ chức các lực lượng thực thi đủ mạnh trong bộ máy quản lý như thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

Đặc biệt, ông Phụng nhấn mạnh tới việc áp dụng cơ chế định giá trước (APA) kết hợp với tận dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế giữa Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới để trao đổi thông tin, dữ liệu về doanh nghiệp đầu tư.

“Với cơ chế này, các công ty xuyên quốc gia, tập đoàn phải chủ động đề xuất biện pháp tính giá hoặc mức giá mua, bán hàng hóa, dịch vụ giữa các thành viên trong tập đoàn, trước khi kê khai và nộp thuế. Cơ quan thuế sẽ hợp tác chặt chẽ với cơ quan thuế của quốc gia đã ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam tiến hành  giám sát, kiểm tra để chống gian lận thuế”, ông Phụng lý giải và cho biết thêm, hiện đã có 7 doanh nghiệp nộp hồ sơ tham gia cơ chế này. Tuy nhiên, do đây là quy trình phức tạp, cần đánh giá, thẩm định đầy đủ và phải đảm bảo lợi ích quốc gia khi đàm phán với các nước nên cơ quan chức năng đang trong quá trình xem xét.

Ở góc độ khác, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cảnh tỉnh nguy cơ rửa tiền của các tổ chức, cá nhân từ vụ Hồ sơ Panama. Theo ông Ánh, thực tế này đặt ra yêu cầu cần sớm thiết lập mạng lưới liên kết nhằm kiểm soát dòng tiền các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

“Các cơ quan chức năng cần có cơ chế kiểm soát hiệu quả nguồn gốc của các dòng vốn cũng như sự luân chuyển của dòng tiền này để có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn hoạt động rửa tiền, qua đó sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng gian lận thuế cũng như các hành vi trốn tránh thuế bất hợp pháp”, ông Ánh cho biết.

Sự thật về thông tin NDH và SSI trong hồ sơ Panama
Việc xuất hiện trong danh sách Hồ sơ Panama không đồng nghĩa với việc công ty và các đại diện pháp lý đã có hành vi liên quan đến trốn thuế hay...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư