Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 16 tháng 04 năm 2024,
SCIC bán 9% vốn tại Vinamilk: Chào bán cả trong nước và quốc tế
 
Từ nay cho đến cuối năm 2016, SCIC sẽ cố gắng hoàn tất bán 9% vốn tại Vinamilk, ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch SCIC đã trả lời nhiều câu hỏi của Đầu tư Chứng khoán cuối ngày 23/9.
 Ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch SCIC
Ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch SCIC

Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thoái vốn nhà nước tại Vinamilk và 9 doanh nghiệp khác, SCIC đã thực hiện việc này như thế nào?

Giá trị vốn hoá của phần vốn nhà nước tại 10 doanh nghiệp gồm Vinamilk, FPT, FPT Telecom, Bảo Minh, Tổng công ty Tái bảo hiểm quốc gia (Vinare), Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang, Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong, Công ty Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam, Nhựa Bình Minh, Xuất nhập khẩu Sa Giang hiện vào khoảng 100.000 tỷ đồng, trong đó riêng Vinamilk chiếm 90% (khoảng 90.000 tỷ đồng).

Năm 2016, chúng tôi đặt kế hoạch bán 9% vốn tại VNM.  Những doanh nghiệp còn lại, SCIC sẽ triển khai bán vốn vào nửa đầu năm 2017.

Vậy 9% cổ phiếu VNM sẽ được bán theo phương thức nào?

Chúng tôi sẽ thuê tư vấn trong và ngoài nước định giá lại VNM, trong đó thị giá cổ phiếu là một cơ sở. Về phương thức bán, chúng tôi đang xem xét chào bán cạnh tranh theo lô, thoả thuận ngoài biên độ giá trên sàn, nhằm mục tiêu bán được ở mức giá cao nhất.

Trong tháng 9, chúng tôi sẽ chốt lại các đơn vị tư vấn, vào tháng 11 sẽ có giá khởi điểm và thực hiện giới thiệu cơ hội đầu tư trong và ngoài nước.

Các ông kỳ vọng sẽ bán được VNM với mức giá bao nhiêu?

Chúng tôi không thể nói được điều này vì còn phụ thuộc diễn biến thị trường trong và ngoài nước, thậm chí là cả kinh tế vĩ mô Việt Nam và thế giới. Nhưng chắc chắn sẽ không thấp hơn giá thị trường tại thời điểm giao dịch.

Tiền bán vốn sẽ được dùng như thế nào?

Số tiền bán vốn tại các doanh nghiệp mà SCIC nắm giữ sẽ thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội. Theo đó, năm 2016 có thể cân đối 30.000 tỷ đồng từ nguồn thoái vốn này để chi đầu tư phát triển và xây dựng một số công trình quan trọng như Bệnh viện Bạch Mai 2, Bệnh viện Việt Đức 2 và Bệnh viện Chợ Rẫy...

Gần đây có một số ý kiến về việc Việt Nam nên xem xét quy định "cổ phiếu vàng" để giữ gìn thương hiệu Việt trong những doanh nghiệp đầu ngành. Vấn đề này có được SCIC quan tâm?

Vinamilk là thương hiệu lớn, giá trị cao. Giá trị tài sản thực của Vinamilk chưa đến 1 tỷ USD, nhưng thị giá thì lên đến 9 tỷ USD. Như vậy rõ ràng là giá trị thương hiệu rất lớn. Chính vì thế mà lãnh đạo Chính phủ cũng rất trăn trở, suy nghĩ để có những chính sách giữ gìn được thương hiệu Việt sau khi thoái vốn. Trong đó, cổ phiếu vàng có thể là một trong những phương án nên nghiên cứu.

Vinaconex sẽ về tay ai sau khi SCIC thoái vốn?
Trong danh sách 120 doanh nghiệp mà Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ thoái vốn năm 2016, quy mô lớn nhất là 58% vốn tại Tổng CTCP...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư