Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Sẽ bùng nổ các thương vụ hợp nhất trong ngành xi măng
Anh Hoa - 23/06/2016 10:54
 
Ngành xi măng Việt Nam được dự báo dư nguồn cung trong vòng 10 năm tới, cộng với hoạt động phân tán, nhỏ lẻ là động lực thúc đẩy xu hướng hợp nhất, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tại hội nghị Cemtech Asia 2016 diễn ra ở Manila, thủ đô Philippines từ ngày 19 -21/6 bà Nguyễn Thị Quỳnh Lan, Giám đốc điều hành khối Biinform của StoxPlus - đại diện duy nhất đến từ Việt Nam đã đưa ra những phân tích về triển vọng và cơ hội ngành xi măng Việt Nam với 200 đại biểu quốc tế.

Dư cung trong vòng 10 năm tới

Theo số liệu của StoxPlus, mức tiêu thụ xi măng ở Việt Nam đạt 55,7 triệu tấn năm 2015 và 31,4 triệu tấn trong 5 tháng đầu năm 2016, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Từ phía cầu, năm 2015 là năm có mức tiêu thụ khá cao đạt 55,7 triệu tấn, tăng 11,2% so với cùng ký năm ngoái và là mức cao nhất kể từ 2011 nhờ có sự tăng trưởng vượt bậc trong ngành xây dựng đặc biệt là mảng nhà ở và cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, Việt Nam xuất khẩu 16,2 triệu tấn clinker và xi măng, giảm khoảng 4 triệu tấn so với năm 2014. Trong đó, xuất khẩu clinker là 8,2 triệu tấn và xi măng là 8 triêu tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu tổng hợp trên 650 triệu USD.

Trong khi đó, nguồn cung trong năm 2015 ngành xi măng Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về công suất thiết kế và đà tăng này được dự báo sẽ tiếp tục trong 2 năm tới, đặc biệt khi có thêm 3 nhà máy đi vào hoạt động với tổng công suất thiết kế là 6.9 triệu tấn/năm.

Hiện không có tay chơi nào đủ lớn để dẫn dắt và điều phối thị trường xi măng trong tình trạng dư cung
Hiện không có tay chơi nào đủ lớn để dẫn dắt và điều phối thị trường xi măng trong tình trạng dư cung

Theo nhận định của StoxPlus, cho dù nhu cầu trong nước tăng mạnh và Việt Nam nỗ lực xuất khẩu clinker và xi măng, thị trường xi măng Việt Nam sẽ tiếp tục chứng kiến dư cung trong vòng 10 năm tới.

Ngành xi măng Việt Nam vẫn đang phải đối phó với tình trạng dư cung do việc tăng nóng năng suất thiết kế giai đoạn trước năm 2013. Những hậu quả chính từ tình trạng dư cung là hoạt động dưới công suất thiết kế và giá xi măng thấp. Do đó, các công ty xi măng Việt Nam có mức EBITDA và biên lợi nhuận thấp.

Giai đoạn 2005-2009 đánh dấu mức tăng trưởng liên tục về tiêu thụ xi măng ở Việt Nam do sự phát triển của cơ sở hạ tầng, là điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất xi măng trong nước. Tổng công suất thiết kế của ngành xi măng Việt Nam đã tăng gấp đôi trong 5 năm, từ 25 triệu tấn năm 2006 lên 50 triệu tấn năm 2010.

Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn Quyết định 1488/QD-TTg, được gọi là “Quy hoạch Tổng thể”.  Mục tiêu của Quy hoạch Tổng thể, được xây dựng vào thời điểm tiêu dùng xi măng bùng nổ, là khá tham vọng lên đến 130 nhà máy và trạm nghiền xi măng đến năm 2013, với tổng công suất đạt 144 triệu tấn một năm. Tại thời điểm đó, Chính phủ kỳ vọng nhu cầu xi măng sẽ lên đến 93-95 triệu tấn một năm đến năm 2020 và 113-115 triệu tấn một năm đến 2030.

Hệ quả là công suất sản suất xi măng tiếp tục tăng ở mức báo động. Trong khi đó, kinh tế giảm tốc và bong bóng bất động sản ở Việt nam đã dẫn đến sự sụt giảm mạnh cầu xi măng, thách thức các nhà sản xuất xi măng Việt Nam với tình trạng dư cung trong vài năm tới. Sau một thập kỷ liên tục thiếu xi măng, ngành sản xuất xi măng Việt Nam đã chuyển sang xuất khẩu clinker và xi măng và có tên trong 10 nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới năm 2014. Tuy nhiên, xuất khẩu xi măng và clinker được cho là “giải pháp tạm thời” vì giá xuất khẩu thấp và lợi thé cạnh tranh thấp về kho vận, điều này thúc đẩy nhu cầu rà soát lại Quy hoạch Tổng thể của Chính phủ.

Bên cạnh đó, việc phát triển quá nóng các cơ sở sản xuất xi măng không đồng bộ dẫn đến việc bán phá giá xi măng. Trên thực tế, không có tay chơi nào đủ lớn để dẫn dắt và điều phối thị trường trong tình trạng dư cung như vậy. Cho dù là tập đoàn lớn nhất với 35% thị phần năm 2015, VICEM, một tập đoàn nhà nước, vẫn hoạt động với mô hình hợp tác xã gồm nhiều cơ sở sản xuất xi măng thay vì chỉ là một tập đoàn lớn. Nhiều thương hiệu xi măng của VICEM thậm chí cạnh tranh khốc liệt với nhau. Do đó, VICEM không thể thúc đẩy vai trò dẫn dẵn và điều phối thị trường của mình.

Diễn đàn M&A Việt Nam 2016 với chủ đề: “M&A trong không gian kinh tế mở” do Báo Đầu tư và AVM Việt Nam tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ diễn ra ngày 18/8 tại Trung tâm Hội nghị Riverside Palace (360D Bến Vân Đồn, Q.4, TP.HCM).

Diễn đàn sẽ tập trung đánh giá tác động của các khu vực kinh tế chung tới thị trường M&A, các cơ hội và thách thức trong việc thu hút nguồn vốn mới; Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đón làn sóng đầu tư mới này; Diễn đàn cũng đưa ra những đánh giá và dự báo về xu hướng M&A trong các lĩnh vực sôi động nhất hiện nay như: Ngân hàng, tài chính, thực phẩm, tiêu dùng nhanh, công nghệ và thương mại điện tử.

Ngoài Diễn đàn chính, Chương trình kết nối đầu tư sẽ được tổ chức nhằm thúc đẩy hoạt động M&A của doanh nghiệp, và các hoạt động thường niên như Bình chọn thương vụ M&A tiêu biểu, Đặc san toàn cảnh M&A Việt Nam…

Thông tin chi tiết tại: http://mavietnamforum.com/

Cơ hội cho nhà đầu tư từ xu hướng hợp nhất

So với các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, thị trường trong nước của Việt Nam là khá phân tán.

Báo cáo ngành xi măng Việt Nam 2016 của StoxPlus cho thấy, có hơn 62 công ty với khoảng 100 nhà máy (bao gồm nhà máy khép kín và các trạm nghiền xi măng).

Trong đó, 60% tổng số nhà máy hiện có ở Việt Nam có mức công suất nhỏ hơn 1 triệu tấn/năm, chiếm khoảng 1/3 tổng công suất thiết kế xi măng ở Việt Nam. Những nhà máy xi măng nhỏ này phải đối mặt với thách thức về thương hiệu và cạnh tranh gay gắt, dẫn đến giá giảm mạnh và thua lỗ lớn.

Theo báo cáo phân tích của StoxPlus, với các điều kiện ở Việt Nam, các cơ sở sản xuất xi măng sẽ không hiệu quả nếu công suất thiết kế dưới 1 triệu tấn/năm, đặc biệt khi tính đến chi phí điện, bảo trì và các chi phí cố định khác.

Xu hướng hiện nay là các doanh nghiệp nhà nước cũ sẽ hợp nhất trước do hiệu quả hoạt động kém. Đặc biệt, trong quý I/2016, vốn đầu tư nhà nước tại 2 nhà máy xi măng Hạ Long và Sông Thao được chuyển sang VICEM để tái cấu trúc.

Thêm vào đó, LafargeHolcim có thể thoái vốn khỏi Việt Nam do tình trạng dư cung xi măng trong nước. Tháng 12/2015, Lafarge Việt Nam, một chi nhánh của Lafarge Group ở Pháp, đã chính thức sáp nhập với Holcim Vietnam để thành lập LafargeHolcim và trở thành công ty sản xuất xi măng đa quốc gia lớn nhất thế giới theo công suất lắp đặt.

LafargeHolcim hiện có mặt tại hơn 90 quốc gia và tập trung vào sản xuất xin măng, cốt liệu và bê tông. Ở việt Nam, sau khi sáp nhập, LafargeHolcim có 6 nhà máy xi măng và 8 nhà máy trộn bê tông với công suất hàng năm là 5.3 triệu tấn xi măng và 1 triệu khối bê tông, vượt qua nhà máy xi măng Nghi Sơn và Phúc Sơn trở thành công ty sản xuất xi măng có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam.

Theo quan sát của StoxPlus, chi phí đầu tư mới cho mỗi đơn vị trong ngành xi măng Việt Nam vào khoảng 170 - 180 USD/tấn. Trong khi đó, định giá theo tấn của các thương vụ M&A trong ngành thấp hơn nhiều khoảng 105 USD/tấn.  Định giá theo tấn có xu hướng tăng do thị trường trong nước hoạt động tốt, và chi phí nguyên liệu thô giảm, đặc biệt là than. Do đó, đây là cơ hội tốt cho nhà đầu tư dài hạn thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Ngành xi măng đang cạnh tranh dữ dội
Với nguồn cung xi măng gia tăng thêm 3,6 triệu tấn, trong khi dự báo tổng cầu với mặt hàng này chỉ tăng khoảng 3-7% trong năm 2016, khiến các nhà sản...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư