Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Sẽ không có điểm sàn Đại học, Cao đẳng từ năm 2018
Hải Hà - 26/06/2017 18:18
 
Từ năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ không quy định điểm sàn Đại học, Cao đẳng (ĐH, CĐ) mà thay vào đó là các trường sẽ tự chủ vấn đề này.
.
Theo kế hoạch, năm 2017 là năm cuối cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra điểm sàn cho các trường ĐH, CĐ
Đổi mới trong xét tuyển từ 2018 
Tại cuộc họp báo sau khi kết thúc kỳ thi THPT vừa diễn ra, bà Vũ Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) khẳng định, từ năm 2018 sẽ không có điểm sàn xét tuyển vào ĐH, CĐ mà thay vào đó các trường phải tự chủ trong tuyển sinh.
Tuy nhiên, theo bà Phụng, các trường phải xây dựng điều kiện bổ sung cụ thể, các trường xây dựng đề án tuyển sinh công khai dựa trên tỷ lệ việc làm 2 năm gần nhất, suất đầu tư của trường cho mỗi sinh viên từ đó quy định cụ thể mức thu để thí sinh có cơ sở chọn trường, đăng ký dựa trên những dữ liệu này. 
Liên quan tới đề thi năm nay, nhiều ý kiến cho rằng điểm có thể cao do đó khó làm căn cứ xét tuyển. 

Bà Phung cho rằng, việc cao hay không khó xác định khi việc chấm điểm chưa hoàn tất. Tuy nhiên, đề có tính phân hóa cao nên các trường hoàn toàn có thể yên tâm để lấy kết quả này làm cơ sở cho xét tuyển ĐH, CĐ. 

Ít vi phạm 
Cũng tại cuộ họp báo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga khẳng định: " Theo thống kê, toàn đợt thi có 72 thí sinh bị đình chỉ thi. Con số này ở năm 2016 là 328 thí sinh. Năm nay, kỳ thi cũng chỉ có 2 cán bộ coi thi bị nhắc nhở do vi phạm quy chế".
Kết quả này được đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải do có 4/5 bài thi theo hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài không kéo dài, mỗi thí sinh trong một phòng thi có một mã đề riêng nên việc gian lận giảm. Bên cạnh đó, việc điều 50% số giám thị coi thi ở các trường là giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng phối hợp với 50% giáo viên Trung học Phổ thông đã tạo nên tính khách quan trong công tác coi thi.  
Theo thứ trưởng Ga, việc đổi mới cấu trúc bài thi nên tỷ lệ thí sinh đăng ký dự thi môn lịch sử đã tăng lên 59,32% trong khi những năm trước đó chỉ chiếm khoảng 15%. 
"Mỗi thí sinh một đề thi cũng làm giảm vấn đề những nhối của các năm trước là tình trạng luyện thi tràn lan. Do đó, những mục tiêu đề ra trong kỳ thi cơ bản đã đạt được", Thứ trưởng Ga nói. 
Băn khoăn chất lượng tại các địa phương 
Tại cuộc họp báo, nhiều ý kiến cho rằng, việc giao việc thi THPT Quốc gia cho các địa phương sẽ không đảm bảo chất lượng. Mặc dù có 50% giám thị là giảng viên các trường ĐH, CĐ nhưng trước áp lực tuyển sinh thì các trường cũng sẽ buông lỏng chứ không chú trọng chất lượng như cách đây khoảng chục năm. 
Trả lời băn khoăn này, ông Ga cho răng, nhiệm vụ của các Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương là hoàn tất kỳ thi THPT Quốc gia còn xét tuyển ĐH, CĐ là nhiệm vụ các trường. 
Vẫn có lỗi trong quá trình ra đề 
Liên quan tới đề thi Vật lý có tới 7 mã đề bị sai và phải đính chính, ông Sái Công Hồng,  Phó cụ trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng thừa nhận do có ít thời gian để chuẩn bị đề thi nên không thể tránh sai sót.
"Thực tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ có 2 tuần để chuẩn bị đề thi. Một tuần chuyển tới quy trình rà soát, kiểm định đề, gửi đi in sao ở các cơ sở. Trong tuần cuối cùng, Bộ đã phát hiện có sai sót và bổ sung đính chính, gắn vào các mã đề", ông Hồng giải thích. 
Cũng theo ông Hồng, mỗi đề thi có 4 mức độ là nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao… Hội đồng thi sẽ rút các câu hỏi trong ngân hàng ma trận đề, trên cơ sở đó chọn đề thi gốc để đọc và thẩm định.
Cũng theo ông Hồng, Bộ có chủ trương chuẩn hoá ngân hàng đề thi. Tất cả các đề đã được thử nghiệm với học sinh lớp 12. 
"Từ tháng 3 đến tháng 5, chúng tôi đã chọn trên 50 trường với hơn 2.000 thí sinh để thử nghiệm chuẩn hoá cân bằng giữa các đề thi. Với 24 mã đề khác nhau, mỗi thí sinh có mã đề khác nhau và mỗi phòng thi cũng không được xếp quá 24 thí sinh. Nhiều ý kiến thắc mắc, độ khó vênh giữa câu này câu kia theo tôi là khá khập khiễng vì nếu so sánh đề khó hay dễ giữa các mã đề thì phải so sánh độ khó cả bài thi do chúng tôi luôn hướng tới công bằng khách quan và nhẹ nhang cho thí sinh", ông Hồng nói. 
Mặc dù vậy, nhiều ý kiến cũng cho rằng, đề văn mọi năm là điểm dễ gây chú ý nhất vì thường có nhiều điều thú vị những đề năm nay lại nằm trong vùng "an toàn". Trong khi đó, một số câu trắc nghiệm khó lại bị trộn lên đầu bài thi khiến nhiều thí sinh mất thời gian và dễ làm mất tinh thần thí sianh. 
Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng thừa nhận do là năm đầu tiên đổi mới trong ra đề thi cũng không thể tránh khỏi sai sót. 
Được biết, kỳ thi năm 2018 sẽ tiếp tục được thi dưới hình thức tương tự như kỳ thi THPT Quốc gia năm nay. 
Theo thống kê, năm nay có 865.866 thí sinh dự thi THPT Quốc gia trong đó sẽ có khoảng 74% thí sinh vừa xét tốt nghiệp vừa xét ĐH, CĐ. 
Liên quan đến điểm sàn dự kiến, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết hiện vẫn chưa thể đưa ra dự kiến. Theo kế hoạch, đây cũng là năm cuối cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra điểm sàn cho các trường ĐH, CĐ.
Tra cứu điểm thi vào lớp 10 nhanh nhất
Dự kiến, từ ngày 18/06/2016 các trường tại Hà Nội sẽ công bố điểm thi vào 10 THPT năm 2016. Dưới đây là các kênh tra cứu điểm thi vào 10 nhanh...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư