Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Sở Du lịch Thừa Thiên Huế mắt trang thông tin điện tử của ngành du lịch
Ngọc Tân - 26/01/2018 17:16
 
Tại Hội nghị triển khai công tác năm 2018 diễn ra vào ngày 25/1, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế đã ra mắt trang thông tin điện tử của ngành du lịch Thừa Thiên Huế tại địa chỉ: http://visithue.vn.
Đây là trang thông tin được thực hiện công phu, đẹp với các thông tin bổ ích dành cho du khách muốn tra cứu các thông tin về du lịch Thừa Thiên Huế với tên miền khá ngắn gọn, dễ nhớ.
Giao diện trang thông tin điện tử của du lịch TT- Huế
Giao diện trang thông tin điện tử của du lịch TT- Huế (phiên bản tiếng Anh)
Ông Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, năm 2017, số lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế đạt 3,8 triệu lượt, tăng 16,6 % so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 1,5 triệu lượt tăng 42,5%. Khách lưu trú ước đón khoảng 1.847.880 lượt, tăng khoảng 6% so cùng kỳ; trong đó khách quốc tế 815.245 lượt. Doanh thu du lịch ước thực hiện năm 2017 đạt khoảng 3.520 tỷ đồng, tăng gần 10% so với năm 2016. Doanh thu xã hội từ du lịch ước đạt gần 8.800 tỷ. Khách du lịch tàu biển đã đón được 47 chuyến tàu cập cảng Chân Mây, phục vụ trên 127.598 lượt khách và Thủy thủ đoàn (tăng 13% so với năm 2016). Đây là năm có lượng khách đường biển nhiều nhất từ trước đến nay.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Cao trao bằng khen cho các cá nhân, tập thể có những đóng góp nổi bật cho ngành du lịch tỉnh
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Cao trao bằng khen cho các cá nhân, tập thể có những đóng góp nổi bật cho ngành du lịch tỉnh
Ngoài ra, trong năm 2017, Tỉnh đã kêu gọi thành công một số nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư lớn như Vingroup, BRG, Myway, PSH, Kim Long Nam vào nghiên cứu đầu tư một số dự án lớn về du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, sân golf và dịch vụ giải trí mua sắm trên địa bàn tỉnh để triển khai trong giai đoạn 2018-2020. 
Năm 2017 cũng là năm ghi nhận sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền các cấp, sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trong việc đa dạng hoá các sản phẩm du lịch. Bên cạnh việc củng cố, làm mới các sản phẩm du lịch văn hóa di sản vốn là thế mạnh của Huế thì một số sản phẩm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, du lịch homestay, hình thành tuyến tour du lịch bằng xe đạp; du lịch nhà vườn cũng đã được hình thành hầu như khắp các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, việc mở cửa Đại Nội về đêm, khai trương phố đi bộ Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, Võ Thị Sáu đã bước đầu giải được bài toán giải trí về đêm tại trung tâm thành phố Huế...
Cũng theo Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, trong năm 2018 này, Sở Du lịch sẽ tiếp tục tập trung phát triển ngành du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn xứng tầm là trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực, từng bước xây dựng thương hiệu Huế là kinh đô của lễ hội và ẩm thực, thành phố du lịch “sáng và sống”, đồng thời đề ra các chỉ tiêu cụ thể: Đạt khoảng 4 – 4,2 triệu lượt khách, tăng khoảng 10 -12% so với năm 2017 (trong đó, khách quốc tế chiếm từ 40% - 45%); khách lưu trú đạt khoảng 2,1 - 2,2 triệu lượt, tăng khoảng 13-19% so với cùng kỳ; Doanh thu du lịch tăng khoảng 15-16% so với cùng kỳ năm 2017, đạt khoảng 4.000 - 4.200 tỷ đồng cho kế hoạch năm 2018.
Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu sẽ có 6.800 doanh nghiệp trong năm 2018
Mục tiêu trong năm 2018 của tỉnh Thừa Thiên Huế đó là tăng số lượng doanh nghiệp mới thành lập 15% so với năm 2017, tính chung đạt khoảng 6.800...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư