Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Số lượng doanh nghiệp bình quân trên đầu người của Việt Nam thuộc hàng thấp nhất thế giới
Phú Khởi - 07/09/2016 15:12
 
Thông tin tại buổi lễ giới thiệu chương trình khởi nghiệp khu vực đồng bằng sông Cửu Long ( Mekong Starup Programme), ông Nguyễn Phương Lam, Phó giám đốc Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ cho biết, mức bình quân doanh nghiệp trên đầu người của Việt Nam được xếp vào nhóm thấp nhất thế giới.

Đối với những quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Anh thì mức bình quân chỉ từ 10-12 người dân đã có một doanh nghiệp. Tỷ lệ này ở khối các nước ASEAN là 80-100 dân. Trong khi đó, ở Việt Nam bình quân 256 người dân mới có một doanh nghiệp.

Đáng quan tâm là khu vực ĐBSCL thì 400 người dân mới có một doanh nghiệp. Doanh nghiệp tại khu vực này đa phần là có quy mô nhỏ, siêu nhỏ.

.
.

Đại diện các địa phương tham dự đồng tình với cách đánh giá của VCCI, tuy nhiên có cái nhìn lạc quan kỳ vọng sự phát triển của vùng dựa vào tiềm năng là vùng trù phú trong sản xuất nông nghiệp.

Ông Nguyễn Khắc Nhu, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long cho rằng, tuy địa phương chỉ có hơn 3.000 doanh nghiệp được thành lập nhưng số hộ kinh doanh cá thể quy mô lớn thì cao hơn gấp hàng chục lần, đây là nguồn lực rất mạnh cho chương trình khởi nghiệp, vấn đề là các chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước có đủ hấp dẫn và tạo điều kiện tốt cho khởi nghiệp và tồn tại hay không mà thôi.

Theo ông Lam, lâu nay chương trình khởi nghiệp chỉ mới dừng lại ở mức hô hào, vận động mà chưa có nhiều giải pháp hỗ trợ thiết thực. “Để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ chương trình khởi nghiệp thì cần hội đủ 5 yếu tố: có chuyên gia tư vấn; có tài chính cho hoạt động; môi trường làm việc, cơ sở hạ tầng tốt; được đào tạo kỷ năng, kiến thức quản trị và cuối cùng là được hỗ trợ kết nối thị trường, tạo đầu ra cho sản phẩm”, ông Lam đề xuất.

Chương trình “Mekong Starup” giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến 2030 do VCCI phối hợp với cá địa phương thực hiện nhằm khơi dậy tinh thần kinh doanh, làm chủ của các cá nhân sáng tạo hướng tới 5 mục tiêu cụ thể: Hình thành trung tâm khởi nghiệp với 100 chỗ làm việc giai đoạn 2016 – 2017, kết nối các vườn ươm tạo thành mô hình “đô thị khởi nghiệp” tại Cần Thơ đến 2020; Tạo dựng 1.000 doanh nghiệp mới trong các lĩnh vực về công nghệ, quản trị từ nay đến năm 2020; Giải quyết trên 5.000 lao động có chuyên môn trực tiếp tham gia cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và 20.000 lao động kỹ năng làm việc gián tiếp; Hỗ trợ đầu vào và kết nối đầu ra cho vườn ươm Việt Nam – Hàn Quốc (KVIP), Vườn ươm Đại học Cần Thơ và các khu ươm tạo khác; Hỗ trợ đăng ký 50 bằng sáng chế (sở hữu trí tuệ) trong giai đoạn 2016 – 2020 và 500 bằng sáng chế giai đoạn 2020 – 2030.

Trong khuôn khổ chương trình còn diễn ra Cuộc thi “Cơ hội khởi nghiệp ĐBSCL” từ tháng 9 đến tháng 12/2016. Lễ trao giải sẽ tôn vinh các tác giả có ý tưởng dự án xuất sắc diễn ra vào ngày 12/12/2016 tại TP.Cần Thơ.

"Đừng ngại khởi nghiệp ngay cả khi đó là ý tưởng điên rồ"
Theo Tổng Thư ký Hội Tin học Việt Nam Nguyễn Long, tỷ lệ startup thành công từ lĩnh vực CNTT tại Việt Nam rất lớn và hiện cơ hội trong lĩnh vực này...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư