Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Tái khởi động Dự án luồng sông Hậu trị giá 9.000 tỷ
Anh Minh - 15/03/2014 22:46
 
Sau một thời gian dài đình hoãn do thiếu vốn, Dự án luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu có tổng mức đầu tư lên tới 9.781 tỷ đồng vừa chính thức được khởi động lại. Cần Thơ: Có hay không chuyện bán thầu ở 4 dự án giao thông?
TIN LIÊN QUAN
Tái khởi động Dự án luồng sông Hậu trị giá 9.000 tỷ
Dự án sẽ giúp các tàu biển trọng tải 10.000 DWT đầy tải và 20.000 tấn
giảm tải vào các cảng sông Hậu

Ngày 15/3, tại Trà Vinh, Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức khởi công Gói thầu 10A - xây dựng 2,4 km đê chắn sóng phía Nam, chính thức khởi động lại Dự án Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu sau một thời gian dài đình hoãn do thiếu vốn.

Đây là một trong những gói thầu xây lắp chính của Dự án có giá trị khoảng 1.000 tỷ đồng do Liên danh Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô - Tổng công ty 319 - Tổng công ty Xây dựng đường thuỷ - Tổng công ty Xây dựng Thăng Long trúng thầu.

Là công trình luồng hàng hải lớn nhất từng được triển khai tại Việt Nam, Dự án sẽ cải tạo, nạo vét 46,5 km luồng, bao gồm đoạn sông Hậu dài 12,1 km, đoạn kênh Quan Chánh Bố hiện hữu dài 19,2 km, đoàn kênh Tắt dài 8,2 km đào mới thông ra biển và đoạn kênh biển dài 7 km. Để đảm bảo tính bền vững cho công trình, Dự án sẽ xây dựng 1 đê chắn sóng phía Nam dài 2,4 km; kè bảo vệ bờ; đường dân sinh; khu nước tránh tàu và hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải...

Dự án có tổng mức đầu tư 9.781 tỷ đồng, trong đó giai đoạn thông luồng kỹ thuật trị giá 6.626 tỷ đồng sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ sẽ giúp các tàu biển trọng tải 10.000 DWT đầy tải và 20.000 tấn giảm tải vào các cảng sông Hậu.

Được biết, Dự án từng được khởi công vào tháng 12/2009 và đã thi công một số hạng mục, sau đó bị đình hoãn do thiếu vốn theo tinh thần Nghị quyết số 11.

"Nhận thấy tầm quan trọng của công trình, Quốc hội đã tái cấp vốn trái phiếu Chính phủ và cho phép tái khởi động Dự án", ông Nguyễn Văn Công, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết.

Theo ông Nguyễn Nhật, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, ngay sau khi được Quốc hội phân bố nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014 - 2016, Cục Hàng hải Việt Nam đã khẩn trương chỉ đạo đơn vị tư vấn phối hợp với các nhà khoa học đầu ngành rà soát lại Dự án nhằm đảm bảo sự phù hợp về kinh tế - kỹ thuật và yêu cầu phát triển bền vững.

Dự án có vai trò là tuyến thủy giao thông huyết mạch phục vụ ổn định và phát triển kinh tế toàn khu vực Đồng bằng sông cửu long. Mặt khác để tiết kiệm chi phí đầu tư, Bộ Giao thông vận tải đã thống nhất với EVN phối kết hợp dự án này với dự án Trung tâm điện lực duyên hải. EVN thực hiện phía Bắc, Bộ Giao thông vận tải thực hiện phía nam.

Hiện phía bắc đã được triển khai nếu không triển khai hạng mục phía nam và tuyến luồng vào cảng thì khu cảng nhập than của Trung tâm điện lực duyên hải không hoạt động được.

Đây cũng là dự án trọng điểm cần tiếp tục triển khai theo kết luận của Bộ Chính trị số 17-KL/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về xây dựng và phát triển TP Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Theo đánh giá của Cục Hàng hải Việt Nam, sản lượng hàng hóa qua cảng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2012 là 6,67 triệu tấn trên tổng 30 triệu tấn cần vận chuyển, đến 2015 là 16,5 triệu tấn và đến 2020 là 44 triệu tấn, chiếm khoảng 20% hàng hóa. Khoảng 80% hàng xuất nhập khẩu còn lại phải chuyển tiếp qua các cảng khu vực Hồ Chí Minh do luồng sông Hậu chỉ đáp ứng được 5.000 tấn. Với chi phí tăng thêm 170 – 180 USD/container và 7 – 15 triệu tấn hàng chi phí hàng năm lên tới hàng trăm triệu USD.

Theo các tính toán về hiệu quả, tính khả thi của dự án, ngoài việc không phải tiếp chuyển hàng hóa của Đồng bằng sông Cửu Long lên khu vực cảng TP. HCM, Dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ổn định phát triển khu vực, nâng cao thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, giảm chi phí vận chuyển, nâng cao hiệu quả khai thác cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

"Cục Hàng hải Việt Nam cần sớm hoàn tất công tác chuẩn bị để thi công đồng loạt với yêu cầu số 1 là phải đảm bảo chất lượng, tránh thất thoát lãng phí", ông Công yêu cầu.

Trong giai đoạn thông luồng, Dự án sẽ hoàn thành việc xây dựng đê chắn sóng, luồng tàu, kè bảo vệ kênh Tắt... vào năm 2015.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư