Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Taxi bay và cuộc chiến trong ngành vận tải hàng không
Lê Nguyễn (DNSGCT) - 07/10/2017 05:56
 
Ngành vận tải đường bộ đang gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng, mà sự ùn tắc là một trong những biểu hiện rõ nét nhất. Sao Paulo là thành phố Brazil giàu thứ 10 trên thế giới, vậy mà có hôm có đến 180km (thậm chí lên đến 295km) đường giao thông bị tắc nghẽn. Ý tưởng triển khai công nghệ taxi bay vì thế đang nở rộ trên thế giới.
 Chiếc Vahana của hãng Airbus có thể bay lên theo chiều thẳng đứng hay chiều ngang
Chiếc Vahana của hãng Airbus có thể bay lên theo chiều thẳng đứng hay chiều ngang

Tháng 2/2017, hãng Uber thuê Mark Moore – chuyên gia công nghệ hàng đầu của Cơ quan Quản trị Hàng không và Không gian Mỹ (NASA) điều hành Project Elevate, một dự án vận chuyển hàng không theo yêu cầu. Hãng vận tải hàng không Airbus của Pháp cũng không muốn chậm chân, họ đang chế tạo nguyên mẫu chiếc taxi bay Vahana, bắt đầu thử nghiệm vào cuối năm 2017 và khai thác vào năm 2020. Vahana là hình thức taxi bay không người lái có thể lên thẳng hay lên theo chiều nằm ngang.

Tháng 6 vừa qua, cơ quan vận chuyển đường bộ RTA của Dubai ký hợp đồng với hãng Volocopter của Đức để chế tạo và thử nghiệm loại taxi bay không người lái vào cuối năm nay. Hãng này đã nhận được khoản tài trợ 25 triệu euro từ nhiều nhà đầu tư, trong đó có nhà sản xuất động cơ Daimler để cho ra đời loại taxi bay 18 rotor có thể chở cùng lúc hai hành khách. Một hệ thống 9 pin điện hoạt động độc lập giúp thiết bị vận hành với tốc độ 100km/giờ và thời gian bay kéo dài 30 phút. 

Hãng RTA cũng kết hợp với Ehang của Trung Quốc và đang thử nghiệm loại “xe hàng không tự hành” không người lái Ehang 184 chở một hành khách, có thể vận hành chỉ bằng một cú nhấp chuột trên bảng điều khiển và sẽ tự động đáp xuống đất khi có một trục trặc nào đó lúc bay. Số hành khách chuyên chở của mỗi hãng mỗi khác, trong khi chiếc Ehang 184 chở một người thì chiếc Volocopter chở hai người, chiếc City Airbus của hãng Airbus dự kiến chở 4-6 người. Nhưng tất cả đều nhắm vào nguồn năng lượng cung cấp cho vận hành là điện để đảm bảo tính xanh sạch và không gây nhiều tiếng ồn. Vật liệu dùng chế tạo các loại taxi bay này chủ yếu là composite như sợi carbon để giảm tối đa trọng lượng taxi bay.

Hiện nay, đồng thời với việc cải tiến pin điện, nhiều hãng vận chuyển hàng không trên thế giới đang nghiên cứu nhiều công nghệ khác, trong đó có công nghệ “sense-and-avoid” giúp taxi bay không người lái liên lạc được với những chiếc khác cùng bay và tránh va chạm với nhau.

Toyota đang nghiên cứu xe bay trên mặt đất
Toyota cho biết hãng này đang nghiên cứu những phương tiện có khả năng chạy lơ lửng trên mặt đất, một công nghệ được thiết kế để cải...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư