Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Thái Bình thông tin một số FTA vừa ký kết tới doanh nghiệp
Mạnh Tùng - 11/09/2015 10:01
 
UBND tỉnh Thái Bình vừa phối phợp với Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế (HNQT) về kinh tế tổ chức hội nghị phổ biến một số vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế 2015.

Ông Nguyễn Sơn, Phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo Liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế thông tin thêm tới doanh nghiệp về Cộng đồng kinh tế ASEAN và việc xây dựng chiến lược phù hợp trong thời kỳ  hội nhập kinh tế khu vực.

Ông Sơn nhấn mạnh những tác động của không gian Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) tới hoạt động thương mại, nhưng đây cũng là thị trường chung tạo cơ hội kinh doanh, thu hút FDI, lao động việc làm và nhiều cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh.

Liên quan đến các hướng dẫn triển khai cam kết trong hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) lưu ý, doanh nghiệp cần quan tâm tới các ưu đãi thuế và đặc biệt là quy tắc xuất xứ sản phẩm.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Thành - Chủ tịch HĐQT Công ty Made-in-Vietnam.com nhìn nhận, xây dựng môi trường thương mại điện tử là cách tiếp cận dễ nhất, tận dụng được công nghệ, hạ tầng viễn thông để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi liên kết với doanh nghiệp lớn, tạo thế cạnh tranh khi các FTA có hiệu lực.

Ông Nguyễn Hoàng Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Thái Bình khai mạc hội nghị
Ông Nguyễn Hoàng Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Thái Bình khai mạc hội nghị

Chia sẻ với những mối quan tâm của doanh nghiệp, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Thái Bình Nguyễn Hoàng Giang đánh giá, hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập kinh tế nói riêng vừa là xu thế thời đại, vừa là nhân tố tích cực để cải cách, thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển; Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về lĩnh vực hội nhập quốc tế.

Đến thời điểm này, Việt Nam đã hội nhập khá sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, như gia nhập ASEAN, ký Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000, gia nhập WTO năm 2007, hoàn tất 11 Hiệp định thương mại tự do. Trong đó, một số Hiệp định rất quan trọng và được đánh giá là sẽ có tác động lớn tới kinh tế xã hội của Việt Nam, như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Đông đảo doanh nghiệp tham gia Hội nghị hội nhập kinh tế quốc tế (Ảnh: Báo Thái Bình)
Đông đảo doanh nghiệp tham gia Hội nghị hội nhập kinh tế quốc tế

 

Trong bối cảnh đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình đã ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị, UBND tỉnh đã ban hành Chương trình hành động về việc thực hiện Nghị quyết số 49 của Chính phủ; các cấp các ngành trong tỉnh đã và đang tích cực triển khai, đưa các nghị quyết, chương trình hành động vào thực tiễn.

"Hội nghị phổ biến thông tin các Hiệp định thương mại tự do góp phần triển khai cụ thể quá trình hành động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nắm rõ hơn những vấn đề chung và từng vấn đề liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực của mình, từ đó có phương án hoạt động phù hợp để tận dụng lợi thế, hạn chế những bất lợi khi tham gia các FTA", ông Giang nói.

Muốn thắng trong hội nhập phải cải cách thể chế hơn nữa
Tại Diễn đàn Kinh tế mùa Thu đang diễn ra tại Sầm Sơn (Thanh Hóa), nhiều chuyên gia kinh tế nhấn mạnh, để hội nhập thành công phải đổi mới...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư