Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 16 tháng 04 năm 2024,
Thị trường chứng khoán: Dòng tiền tìm cơ hội ở những mã ngành "nóng"
Xu hướng tăng giá cổ phiếu trên thế giới vẫn tiếp diễn trong tuần qua, cho dù một số thị trường đã tăng chậm lại hoặc điều chỉnh. Chứng khoán Mỹ tiếp tục nằm trong số các thị trường tăng giá tốt nhất.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/2, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,91% và lập mức cao mới trong lịch sử. Tính từ tháng 11/2016, chỉ số này đã tăng 16,4%, thể hiện trên đồ thị là một xu hướng tăng dốc nhất kể từ đáy khủng hoảng tài chính 2008.

Trong khi đó, thị trường chứng khoán châu Âu vẫn chịu gánh nặng tâm lý liên quan đến khủng hoảng nợ Hy Lạp, bẩu cử Tổng thống ở Pháp diễn ra trong tháng 5/2017 và sự chia rẽ trong Đảng Dân chủ ở Ý.

Những vấn đề này đang ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định của Liên minh châu Âu. Chỉ số Euro Stoxx 50 tỏ ra khó khăn trong việc theo kịp xu hướng tăng của các thị trường phát triển. Chỉ số DAX của thị trường Đức tăng 1,62% và đang là đầu kéo của khu vực.

Tuần qua, các thị trường mới nổi tiếp tục tăng giá tốt hơn các thị trường phát triển. Giá chứng chỉ quỹ chỉ số đầu tư vào các thị trường mới nổi (EEM) tăng 1,4% so với mức tăng 0,5% của thị trường phát triển (EFA). Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 1,6%, Kospi của Hàn Quốc tăng 1,3% và Strait Times của Singapore tăng 0,96%. Các thị trường Brazil, Indonesia, Malaysia cùng điều chỉnh, trong khi thị trường Nga kéo dài chuỗi giảm giá sang tuần thứ tư liên tiếp.

Nhìn chung, xu hướng tăng giá đã giảm nhiệt, mức độ lan tỏa kém hơn so với tuần trước đó. Chỉ số VIX đo sự sợ hãi của nhà đầu tư bắt đầu tăng sau nhiều tuần tích lũy. Tuy nhiên, các kim loại quý như vàng, bạc và bạch kim lại có một tuần tăng giá tích cực. Giá chứng chỉ quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR tăng 1,07%, trong khi giá chứng chỉ quỹ đầu tư bạc iShares tăng 1,05%.

Sự mạnh lên của giá kim loại quý cho thấy, một bộ phận nhà đầu tư bắt đầu nhận thấy rủi ro thị trường cổ phiếu trong ngắn hạn. Lý giải cho động thái này, giới phân tích cho rằng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã phát tín hiệu tăng lãi suất trong kỳ họp tháng 3/2017. Điều này đồng nghĩa, lạm phát hay giá cả hàng hóa sẽ tăng và kim loại quý là kênh chống lạm phát hiệu quả.

Với thanh khoản thị trường cao đột biến trong tuần qua, chúng tôi cho rằng, tài khoản của số đông nhà đầu tư đang ở trạng thái giữ cổ phiếu và ít tiền.

Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, tuần qua, chỉ số VN-Index tiếp tục thiết lập kỷ lục điểm số và thanh khoản. Chỉ số này tăng 0,95% và thanh khoản đạt gần 1,1 tỷ cổ phiếu.

Thị trường tiếp tục biểu hiện tăng trưởng nóng, khi dòng tiền đổ vào các cổ phiếu vốn hoá trung bình và nhỏ, khá nhiều trong đó là những cổ phiếu đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Khối ngoại không giữ vai trò dẫn dắt trong “sóng” tăng sau Tết Âm lịch, vai trò này thuộc về những nhà đầu tư lớn trong nước.

Cổ phiếu vốn hóa lớn có một tuần giao dịch yếu, do thiếu sự hỗ trợ của dòng tiền từ phía các nhà đầu tư tổ chức. Dòng tiền đang rời khỏi cổ phiếu ngân hàng, tài chính, thép, cao su tự nhiên và phân đạm, đồng thời tìm cơ hội ở những cổ phiếu chưa tăng như dòng chứng khoán, bất động sản và dầu khí.

Với thanh khoản thị trường cao đột biến trong tuần qua, chúng tôi cho rằng, tài khoản của số đông nhà đầu tư đang ở trạng thái giữ cổ phiếu và ít tiền. Điều này tiềm ẩn rủi ro lớn nếu nhà đầu tư tiếp tục theo đuổi xu hướng và mua khi giá tăng, vì dòng tiền lớn khi chốt lời sẽ không quay trở lại ở mặt bằng giá cao như hiện tại.

Thị trường chứng khoán: Cổ phiếu yếu "dậy sóng"
Bên cạnh nhóm cổ phiếu lớn được giao dịch tích cực, giúp VN-Index liên tiếp thiết lập đỉnh mới trong vòng 9 năm trở lại đây, thì dòng tiền...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư