Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Thu hẹp quy mô sân bay Long Thành giai đoạn I
Anh Minh - 04/04/2014 12:50
 
Giai đoạn I, Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ được thu hẹp đến mức tối thiểu với việc chỉ xây dựng 1 đường cất hạ cánh và nhà ga hành khách công suất khoảng 17 triệu hành khách/năm.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Dự án Sân bay Long Thành: Cần thêm chứng lý thuyết phục
Thúc trình sớm Dự án sân bay Long Thành lên Quốc hội
Bộ trưởng Thăng: Kiếm 1,4 tỷ USD xây Sân bay Long Thành
Thủ tướng lý giải việc xây sân bay Long Thành

Đây là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng tại cuộc họp về việc chuẩn bị đầu tư Dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành diễn ra tại Hà Nội, chỉ vài ngày sau khi Hội đồng thẩm định Nhà nước Dự án có phiên họp thứ hai để thẩm định, bỏ phiếu thông qua/không thông qua Báo cáo đầu tư trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.

   
  Công suất Cảng hàng không quốc tế Long Thành được hạ từ 25 triệu lượt hành khách/năm xuống còn 17 triệu hành khách/năm  

Cụ thể, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu chủ đầu tư - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cần đưa quy mô đầu tư giai đoạn 1, Dự án ở mức tối thiểu, chỉ đưa vào danh mục đầu tư các hạng mục công trình được sử dụng để phục vụ trực tiếp hoạt động của Cảng và tính toán các chi phí tương ứng theo phương án xây dựng 1 đường cất hạ cánh và nhà ga hành khách công suất khoảng 17 triệu HK/năm.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cũng được yêu cầu phải sớm rà soát lại nguồn vốn, chỉ xác định vốn dùng cho đầu tư Cảng và phục vụ khai thác Cảng. Trong đó, cần xác định rõ các hạng mục xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA và nguồn vốn doanh nghiệp vay ODA. Làm rõ các hạng mục kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT, đầu tư của các doanh nghiệp.

"Đối với nguồn vốn doanh nghiệp vay ODA, yêu cầu nghiên cứu, đề xuất 2 phương án đó là vay qua Chính phủ bảo lãnh, doanh nghiệp trả nợ hoặc đề nghị ODA trực tiếp cho doanh nghiệp vay và trả nợ", Bộ trưởng yêu cầu.

Đối với hệ thống giao thông kết nối, Bộ Giao thông vận tải đề nghị tư vấn, chủ đầu tư cần phải nghiên cứu giải trình rõ phương án kết nối từ thành phố Hồ Chí Minh đi Long Thành và ngược lại, kiến nghị các dự án đầu tư đồng bộ các hạng mục giao thông kết nối với dự án xây dựng Cảng HKQT Long Thành.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư phải giải trình rõ phương án mặt bằng thu hồi đất, đặc biệt lưu ý vấn đề đảm bảo tái định cư, điều kiện việc làm cho người dân. Không đưa chi phí xây dựng khu tái định cư vào khái toán tổng mức đầu tư dự án.

EuroCham ủng hộ xây Sân bay Quốc tế Long Thành

EuroCham ủng hộ xây Sân bay Quốc tế Long Thành

Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) khuyến nghị Việt Nam nên xây sân bay quốc tế Long Thành nhằm đón đầu cơ hội tăng trưởng của thị trường hàng không. 

"Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến tham gia đóng góp, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam hoàn chỉnh lại Tờ trình đảm bảo ngắn gọn, dễ hiểu, nêu bật những vấn đề chính, quan trọng nhằm khẳng định được sự cần thiết phải sớm đầu tư Cảng HKQT Long Thành và phải hoàn thành để trình Chính phủ vào đầu tháng 4/2014", ông Thăng nhấn mạnh.

Trước đó, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đã đề xuất đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành cấp 4F công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm (giai đoạn I có công suất 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng/năm) vừa có khả năng chia sẻ gánh nặng cho Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, vừa chức năng trung chuyển quốc tế trong khu vực.

Chi phí xây dựng mới sân bay tại Long Thành (giai đoạn I) chỉ vào khoảng 7,817 tỷ USD, trong đó đã chi phí thu hồi đất là 730 triệu USD (1.500 hộ dân tái định cư)

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư