Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Thủ tướng muốn Việt Nam trở thành trung tâm chế biến, xuất khẩu gỗ hàng đầu thế giới
Thu Phương - 22/02/2019 15:50
 
Ngày 22/2/2019, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônNN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì Diễn đàn “Ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2018 – Thành công, bài học kinh nghiệm; giải pháp bứt phá năm 2019”.
.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì và phát biểu tại Diễn đàn: “Ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2018 – Thành công, bài học kinh nghiệm; giải pháp bứt phá năm 2019”. 

Tham dự Diễn đàn có khoảng 600 đại biểu là đại diện các bộ, ngành trung ương, địa phương; các hiệp hội và trên 300 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ, lâm sản.

Phát biểu tại Diễn đàn Ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2018, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản năm ngoái đạt gần 9,4 tỉ USD, chiếm trên 23% kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp, giá trị xuất siêu đạt trên 7 tỉ USD.

Sang năm 2019, ngành phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng thêm từ 1,5 - 1,7 tỉ USD (tương ứng 16 - 18 %) so với năm 2018 lên 10,8 - 11 tỉ USD. Trong đó, ngành chú trọng duy trì và tăng trưởng tại 5 thị trường có giá trị xuất khẩu cao trong những năm qua, gồm Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc. Ngành cũng mở rộng thị phần tại số thị trường tiềm năng khu vực Nam Mỹ, Nga, Úc, Canada, Ấn Độ...

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận định trong năm 2019, thị trường sản phẩm gỗ, lâm sản còn nhiều dư địa cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản Việt Nam tăng trưởng. Theo dự báo của Ngân hàng thế giới (WB), năm 2019, tăng trưởng kinh tế toàn cầu tiếp tục được duy trì.

"Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để ngành công nghiệp chế biến gỗ có cơ hội mở rộng sản xuất, xuất khẩu sản phẩm", Bộ trưởng nói.

Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, mức tăng trưởng trên 800% trong thời gian hơn 10 năm qua là một kết quả rất đáng biểu dương, thể hiện thành quả của sự cố gắng nỗ lực không ngừng, tinh thần làm việc say mê sáng tạo của cộng đồng các DN chế biến gỗ và lâm sản.Chế biến, XK gỗ và lâm sản đã trở thành ngành hàng có giá trị XK chủ lực và là một trong ít ngành hàng đem lại giá trị xuất siêu cao của Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, thành quả là không chỉ kim ngạch xuất khẩu (XK) vượt kế hoạch, XK tới trên 120 địa bàn quốc gia và lãnh thổ, đứng đầu ASEAN, thứ 2 châu Á, 5 thế giới. Không chỉ số lượng, Thủ tướng cũng đề cập tới thành quả là ngành gỗ có sản phẩm thiết kế, mẫu mã tốt, được thị trường khó tính chấp nhận. Việc chuyển giao công nghệ tư các viện, trường, nhà nghiên cứu đến với thị trường XK bước đầu rất tốt. "Làm thị trường lớn toàn cầu mà không nghiên cứu khoa học thì khó phát triển bền vững" - Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Chính phủ cũng cho hay, chúng ta đang đứng trên đôi chân của mình. Các sản phẩm gỗ tiêu dùng Việt Nam phần lớn có nguyên liệu từ gỗ rừng trồng, hạn chế gỗ nhập khẩu, nghiêm cấm khai thác gỗ rừng trồng tự nhiên. So với năm 2005, chúng ta đã tăng lên 800 lần, là kết quả đáng ghi nhận.

Tuy vậy, là nước nông nghiệp nhiệt đới, một nước tam sơn tứ hải nhưng mới chiếm 6% thị phần của thế giới nhưng sản phẩm, sự đa dạng, hấp dẫn sản phẩm đồ gỗ còn khiêm tốn. Đặc biệt, quy mô phát triển, tầm cỡ DN, số lượng có nhưng chất lượng còn nhiều vấn đề. Do đó, phải tiếp tục chỉ đạo tốt hơn nữa về số lượng, chất lượng tăng trưởng bền vững cho chế biến, XK gỗ của năm 2019 và các năm tiếp theo.

Tại Diễn đàn này, Thủ tướng đem theo một số câu hỏi lớn để ngành tìm câu trả lời cho chính mình và đất nước.

Thứ nhất, năm nay chúng ta kỷ niệm 50 năm thực hiện di chúc bác Hồ, trong đó có việc mà cả nước đã làm là phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác. Một tinh thần mùa xuân là Tết trồng cây làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Cái cốt lõi là phát triển nghề trồng rừng. Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT thảo luận Bộ Tài chính tìm ra phương thức hỗ trợ cho các tỉnh có đất trồng rừng để trồng. Mỗi công dân trồng một cây mới, phương thức nào để có đủ giống, đủ đất. Để tỷ lệ phủ xanh đất đồi trọc không chỉ 42% mà còn cao hơn.

Thứ hai, Thủ tướng đặt hàng với ngành Nông nghiệp, trong 10 năm tới Việt Nam phải lọt nhóm 15 quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhất, là trung tâm hàng đầu về chế biến, XK gỗ hàng đầu thế giới. Hiện, thị phần XK của Việt Nam mới chỉ chiếm 6%, trong khi thị phần toàn thế giới đồ gỗ là 430 tỷ USD nội thất, 150 tỷ USD ngoại thất. Vậy đến năm 2030, chúng ta sẽ đạt được 30% hay 50% thị phần và làm thế nào để đạt được mục tiêu này? Đây là câu hỏi lớn, chiến lược lớn.

Ngoài ra, những câu hỏi như đất ở đâu để trồng rừng, trồng cây gì để hiệu quả tốt nhất, thiết kế nội thất thế giới sẽ theo xu hướng nào? Các địa phương cần phải trả lời. Trồng rừng, chế biến XK gỗ là điều mà tỉnh nào cũng làm được, chỉ có điều nghiên cứu, phân công sao cho hợp lý. Ngành cần nhận diện rõ tiềm năng, nắm bắt thời cơ để phát triển bền vững. Về cơ chế chính sách, chúng ta có nhiều DN gỗ nhưng chưa có DN lớn, hình thành chuỗi giá trị quy mô lớn. Không có DN bất thành sản xuất!

Bên cạnh những thành công, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, ngành gỗ vẫn còn nhiều bất cập, chưa ổn định và cần có tính toán dài hơi hơn với các nước để phát triển thị trường, chứ không nhập nhoạng, không ổn định như hiện nay. “Ngành gỗ vào thị trường khó tính còn ít. Chúng ta phải bám vào FTA đã có và sắp tới ký để triển khai các thị trường chủ lực” - Thủ tướng đề nghị.

Vấn đề nữa được Thủ tướng đưa ra đó là xây dựng thương hiệu DN và thương hiệu quốc gia chưa được quan tâm đúng mức. Có nhiều DN, nhưng việc XK còn thông qua đối tác nước ngoài nên hiệu quả, giá trị được nhận còn thấp.

Thủ tướng đề cập, năm nay, kế hoạch đạt 11 tỷ USD kim ngạch XK là thấp quá? Câu hỏi bao nhiêu, giải pháp ra sao, ngành phải vượt mức, đóng góp vào sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam bao nhiêu phải có câu trả lời. "Làm thế nào biến Việt Nam trở thành công xưởng XK đồ gỗ thế giới. Một câu hỏi lớn, chứ không phải kim ngạch XK trên dưới 10 tỷ USD mà chúng ta đã thoả mãn rồi, đó là thỏa mãn non", Thủ tướng nhấn mạnh

Thủ tướng ‘đặt hàng’ tìm động lực tăng trưởng mới
Ngày 18/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng chủ trì cuộc họp Thường...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư