Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chống tham nhũng đã làm nhiều nhưng chưa đạt yêu cầu
Hữu Tuấn - 17/11/2016 15:29
 
Ngày 17/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu trước Quốc hội điểm lại những hoạt động tình hình kinh tế - xã hội thời gian qua.

Trước khi trả lời chất vấn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày báo cáo trước Quốc hội. Thủ tướng nói: “Chính phủ trân trọng cảm ơn các đại biểu đã thảo luận thẳng thắn tâm huyết và trách nhiệm và thông qua các nghị quyết quan trọng tại kỳ họp này”.

Trong những tháng qua với quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp, Chính phủ đã hành động quyết liệt, Thủ tướng và các thành viên Chính phủ đã tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nói đi đôi với làm, tăng cường theo dõi, đôn đốc kiểm tra, tập trung nghiên cứu những vấn đề chiến lược, vĩ mô; đồng thời xử lý kịp thời những vấn đề bức xúc đặt ra trong đời sống xã hội...

Triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Chính phủ tập trung trung khắc phục những hạn chế, yếu kém, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp thiết, nhất là hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm, cải cách thủ tục hành chính, trật tự an toàn xã hội… Chính phủ tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành, chống lợi ích nhóm, nhất là trong cổ phần hóa, đầu tư công; tăng cường phòng chống tham nhũng…

Điểm lại tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động đối ngoại của Chính phủ thời gian qua, Thủ tướng khẳng định chúng ta cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra trong năm 2016, đồng thời Chính phủ cũng quyết liệt triển khai các giải pháp để thực hiện kế hoạch 2017 ngay từ những ngày đầu năm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu trước Quốc hội sáng 17/11.
Thủ tướng Chính phủ cũng báo cáo giải trình trước Quốc hội một số vấn đề đồng bào và cử tri cả nước quan tâm: Nợ công; tái cơ cấu ngân hàng; tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, xử lý các doanh nghiệp thua lỗ; phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường; tăng cường quản lý nhà nước bảo đảm an toàn thực phẩm; thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế; quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí; xây dựng bộ máy hành chính nhà nước liêm chính, hiệu lực, hiệu quả, kiên quyết xử lý nghiêm công chức sai phạm;...

Về nợ công, Thủ tướng khẳng định, đó là vấn đề hệ trọng đối với kinh tế vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia. Có nhiều ý kiến cho rằng nợ công tăng nhanh, nếu tính đầy đủ đã vượt trần cho phép. Thủ tướng nhấn mạnh thời gian tới, Chính phủ sẽ chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ, tập trung rà soát các dự án sử dụng vốn vay, hạn chế tối đa việc cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới; chú trọng kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay về cho vay lại, bảo đảm khả năng tự trả nợ.

Về nợ xấu, Thủ tướng xác nhận ý kiến nhiều đại biểu Quốc hội phân tích là nợ xấu còn cao, xử lý chưa thực chất và còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Nói về năng lực của VAMC (Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng), Thủ tướng khái quát là còn nhiều hạn chế, tỷ lệ nợ được xử lý qua công ty mua bán nợ này rất thấp. Thời gian tới, Chính phủ sẽ tăng cường tiềm lực tài chính cho VAMC.

Vấn đề khác là tập trung xử lý các ngân hàng thương mại đã mua lại 0 đồng và giám sát đặc biệt trên nguyên tắc phải bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền, giảm thiểu rủi ro và an toàn hệ thống.

Về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN), Thủ tướng báo cáo, kết quả chưa được như mong muốn, dù số lượng doanh nghiệp đã giảm mạnh nhưng tỷ lệ vốn bán ra mới đạt khoảng 8%. Đề cập những dự án đầu tư lớn của các tập đoàn, DNNN chậm tiến độ, thua lỗ lớn, phải dừng hoạt động, Thủ tướng cho biết Chính phủ đã chỉ đạo kiểm tra, thanh tra các dự án này để có biện pháp giải quyết, thu hồi tối đa vốn, tài sản nhà nước và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và kiên quyết xử lý nghiêm các sai phạm.

Về các dự án thua lỗ, Chính phủ khẳng định sẽ xử lý nghiêm sai phạm, rà soát để có phương an xử lý phù hợp, không để lãng phí thất thoát vốn, kiên quyết loại bỏ các nhà thầu không đạt yêu cầu.

Với vấn đề bảo vệ môi trường, Thủ tướng cũng đánh giá sự cố môi trường xảy ra nhiều nơi, sự cố môi trường biển miền Trung là bài học đắt giá, “tinh thần chung là phải xử lý cá nhân sai phạm” - Thủ tướng cho biết.

Một vấn đề rất dân sinh là vệ sinh an toàn thực phẩm, Thủ tướng khẳng định đây là vấn đề sát sườn đời sống nhân dân, Chính phủ sẽ đặc biệt quan tâm, xử lý nghiêm các vụ việc sai phạm và sẽ siết chặt quản lý, tạo điều kiện để ngày càng có nhiều thực phẩm sạch đến với bữa ăn của dân.

Về chống tham nhũng lãng phí, Thủ tướng thẳng thắn: “Làm nhiều nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu”. Thủ tướng cho biết Chính phủ sẽ làm tốt công tác kiểm soát thu nhập, loại bỏ lợi ích nhóm...

Kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm, xóa bỏ tư duy cuối nhiệm kỳ, không có vùng cầm. Thủ tướng nhìn nhận là tinh thần tiết kiệm vẫn chưa cao, cần quản lý chặt chẽ chi tiêu và mua sắm tài sản của nhà nước, nhất là trong tổ chức hội nghị, đi công tác.

Ngay sau bài phát biểu, có 27 đại biểu đăng ký chất vấn.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân: "Nếu sai phạm, nghỉ hưu cũng không thể hạ cánh an toàn"
Lên quan đến trường hợp kỷ luật nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết đây là "trường...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư