Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Thủy sản, rau quả tìm đường sang thị trường Trung Quốc
Thế Hải - 27/09/2018 08:42
 
Hội nghị “xúc tiến xuất khẩu hàng thủy sản và rau quả sang thị trường Trung Quốc” dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 10/2018 tại Móng Cái, Quảng Ninh, với quy mô 350 khách mời, trong đó có nhiều doanh nghiệp phía Trung Quốc.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của ngành thủy sản với giá trị xuất khẩu 638,5 triệu USD.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của ngành thủy sản với giá trị xuất khẩu 638,5 triệu USD trong 8 tháng 2018.

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ phối hợp triển khai tổ chức Hội nghị xúc tiến xuất khẩu hàng thủy sản và rau quả sang thị trường Trung Quốc”.

Hội nghị có sự tham gia của 350 đại biểu, trong đó bao gồm 300 khách mời, đại biểu phía Việt Nam và 50 đại biểu, doanh nghiệp phía Trung Quốc từ  25-26/10/2018, tai Khách sạn Majestic Móng Cái (Số 5, Đại lộ Hòa Bình, phường Trần Phú, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh)

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với mặt hàng rau quả và thủy sản Việt Nam. Tính riêng năm 2017, hơn 2,6 tỷ USD hàng hóa rau quả đã được các doanh nghiệp Việt Nam xuất sang thị trường này. Còn trong 8 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu rau quả sang  Trung Quốc xấp xỉ 2 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước, và chiếm 74,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng rau quả.

8 tháng qua, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt gần 5,6 tỷ USD, trong đó xuất sang Trung Quốc 638,5 triệu USD, chỉ đứng sau Mỹ với 982,9 triệu USD và Nhật Bản 868,97 triệu USD về giá trị xuất khẩu.

Theo dự báo của  Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), Trung Quốc sẽ là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, tiêu thụ thủy sản tươi tăng 4,8%/năm từ nay đến năm 2020, tiêu thụ bình quân đầu người đạt 35,9kg/người năm 2020 (năm 2010 là 33,1kg/người).

Với mặt hàng rau quả, theo dự báo của FAO, nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ bình quân đầu người của Trung Quốc có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2017-2020, chiếm 15,1% tổng tiêu thụ thế giới, cao hơn Nhật Bản, EU và Mỹ. Đặc biệt thị hiếu người tiêu dùng đối với các loại rau quả nhiệt đới rõ nét hơn.

Việt Nam hiện có 8 loại trái cây tươi được phép xuất khẩu vào Trung Quốc bao gồm thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít và chôm chôm. Định hướng xuất khẩu rau quả thời gian tới là tăng cường quảng bá và tận dụng tốt hơn nữa hình thức giao dịch thương mại điện tử để thúc đẩy tiêu thụ trực tiếp tại các thành phố lớn trong nội địa Trung Quốc.

Chính sách nhập khẩu của Trung Quốc với thủy sản cũng có nhiều thay đổi có lợi cho các nhà xuất khẩu.

Theo đó, từ ngày 1/7/2018, Trung Quốc đã chính thức giảm thuế nhập khẩu từ 2%-10% cho 221 sản phẩm thủy sản từ các quốc gia thành viên của WTO trong đó có Việt Nam.

Đặc biệt, thuế nhập khẩu philê cá tra đông lạnh sẽ giảm từ 10% xuống còn 7%; thuế suất cá tra tươi hoặc ướp lanh sẽ giảm từ 12% xuống 7%, tạo cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này.

Nhiều chuyên gia dự báo, xuất khẩu thủy sản (tôm, cá tra) sang Trung Quốc sẽ tăng do chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu của nước này. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cũng sẽ tăng lợi nhuận nhiều hơn và người tiêu dùng Trung Quốc được sử dụng thủy sản từ Việt Nam với giá thấp hơn hiện tại.

Điều quan trọng, việc tuân thủ chặt chẽ kiểm soát chất lượng hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt sẽ giúp thủy sản, rau quả xuất khẩu bền vững, duy trì được tốc độ tăng trưởng lâu dài.

Xuất khẩu 8 tháng: Thủy sản, gạo, rau quả giữ “phong độ”, hạt tiêu, cao su xuống dốc
Thủy sản, gạo, rau quả, hạt điều…, những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, đều giữ “phong độ” xuất khẩu, góp phần tạo nên con...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư