Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Tiềm năng và cơ hội đầu tư vào công nghiệp Đắk Nông
Duy Nhất - 28/08/2014 08:37
 
Mục tiêu đến năm 2020 của tỉnh Đăk Nông là cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp nhờ lợi thế về vùng nguyên liệu, tài nguyên khoáng sản phong phú, chính sách ưu đãi và thủ tục đầu tư nhanh gọn.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Tiềm năng đầu tư phát triển cây trồng tại Đắk Nông
Đắk Nông đẩy mạnh khai thác tiềm năng du lịch
Quốc lộ 14: Mở cánh cửa giao thương Tây Nguyên
Khởi công dự án nâng cấp Quốc lộ 14 tại Đắk Nông

Hiện Đắk Nông đang kêu gọi đầu tư vào Dự án công nghiệp cơ khí phục vụ ngành công nghiệp khai thác bauxiạ

   
  Hiện Đắk Nông đang kêu gọi đầu tư vào Dự án công nghiệp cơ khí phục vụ ngành công nghiệp khai thác bauxite tại KCN Nhân Cơ, huyện Đắk R'Lấp

Trong những năm qua, ngành công nghiệp của Đắk Nông có sự chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013 đạt 11.477 tỷ đồng, GPD ngành công nghiệp tăng từ 11,7% năm 2006 lên đến 19,9% năm 2012, góp phần nâng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng trong tổng GDP từ 18,5% năm 2006 lến đến 34,46% năm 2012.

Tuy có bước phát triển, nhưng ngành công nghiệp Đắk Nông còn nhiều hạn chế như công nghiệp chế biến chủ yếu tập trung vào sơ chế nông sản; công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản mới đẩy mạnh chế biến tinh gần đây (trước đây khai thác thô là chủ yếu), công nghiệp cơ khí, chế tạo mới dừng lại ở dạng thủ công, chưa có xưởng sản xuất cơ khí; tỷ lệ lấp đầy các dự án trong khu, cụm công nghiệp còn thấp; ngành phụ trợ theo bauxit chưa định hình và phát triển; Sản xuất công nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa gắn kết giữa vùng nguyên liệu với chế biến…

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ X, nhiệm kỳ 2011 - 2015 và Chương trình hành động của UBND tỉnh xác định công nghiệp là ngành mũi nhọn và là khâu đột phá về kinh tế trong công nghiệp khai khoáng và năng lượng, công nghiệp chế biến, coi đây là trọng điểm về kinh tế cần được tập trung lãnh đạo trong nhiều năm tới gắn liền với phát triển mạnh công nghiệp phụ trợ phục vụ cho khai thác bauxite sản xuất alumin - nhôm; chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu.

Nhà máy Alumin Nhân Cơ. Ảnh: Trọng Ngọc

Nhà máy Alumin Nhân Cơ. Ảnh: Trọng Ngọc

Thực hiện chủ trương trên, UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2015, theo đó, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 5.650 tỷ đồng; tăng trưởng bình quân giá trị tăng thêm ngành công nghiệp giai đoạn 2011-2015 là 25,62 %/năm; cơ cấu giá trị tăng thêm ngành công nghiệp trong GDP toàn tỉnh là 19,56%; nâng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP đạt 39,5% vào năm 2015; vốn thu hút phát triển công nghiệp là 20.000 tỷ đồng.

Đến năm 2015, Đắk Nông sẽ ưu tiên xây dựng 03 cơ sở chế biến cà phê xuất khẩu công suất 50.000 tấn/năm; đầu tư xây dựng dự án sản xuất sản phẩm cao su tinh chế công suất 10.000 tấn/năm; 02 nhà máy chế biến hồ tiêu với tổng công suất 20.000 tấn/năm; nhà máy chế biến thức ăn gia súc với tổng công suất 50.000 tấn/năm; xây dựng các nhà máy tinh chế gỗ và chế biến sản phẩm từ gỗ…

Gắn liền với công tác quy hoạch công nghiệp, tỉnh Đăk Nông cũng đã tiến hành quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho nhà máy chế biến đến năm 2015. Dựa trên tiềm năng và lợi thế của từng huyện, thị xã, tỉnh Đăk Nông đã ban hành danh mục kêu gọi đầu tư cho lĩnh vực này gồm 25 dự án, với tổng số vốn đầu tư dự kiến trên 2.000 tỷ đồng, tập trung vào công nghiệp chế biến, khai khoáng. Khi nhà máy Alumin Nhân Cơ và nhà máy điện phân nhôm đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư hơn 24.000 tỷ đồng, sẽ tạo ra cơ hội lớ cho việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ đi kèm.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư đến tìm hiểu và đầu tư vào tỉnh Đăk Nông, Tỉnh cũng đã ban hành chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp.

Phát huy lợi thế vùng nguyên liệu, cộng nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, chính sách ưu đãi và thủ tục đầu tư nhanh gọn, ngành công nghiệp của tỉnh Đăk Nông sẽ phát triển và trở thành ngành trụ cột xương sống của tỉnh, phấn đầu đến năm 2020 tỉnh Đăk Nông cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp.

Tiềm năng của Đắk Nông so với các địa phương trong khu vực Tiềm năng của Đắk Nông so với các địa phương trong khu vực

() Để doanh nghiệp, nhà đầu tư có thông tin tham khảo rõ nét hơn về lợi thế so sánh của tỉnh Đắk Nông, Báo Đầu tư xin tổng hợp một số yếu tố cho thấy tương quan, lợi thế về hệ thống giao thông và tiềm năng đầu tư phát triển nông nghiệp giữa Đắk Nông và một số địa phương trong cùng khu vực:

Tiềm năng và cơ hội đầu tư vào Đắk Nông Tiềm năng và cơ hội đầu tư vào Đắk Nông

() Tỉnh Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía Nam Tây Nguyên, là đầu mối giao thương giữa các tỉnh Tây Nguyên với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và khu vực duyên hải Nam trung bộ; Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp Vương Quốc Campuchia. Lợi thế vị trí cùng với sự đa dạng văn hóa và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú mang đến cho Đắk Nông nhiều tiềm năng, lợi thế để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư