Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Tiếp tục thực hiện Giai đoạn VI Sáng kiến chung Việt-Nhật
Nguyên Đức - 09/12/2014 15:08
 
Sau khi triển khai thành công Giai đoạn V, các bên đã thống nhất sẽ tiếp tục triển khai Giai đoạn VI Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Kết thúc Sáng kiến chung Việt - Nhật giai đoạn V
Việt - Nhật chuẩn bị nâng cấp quan hệ ngoại giao
Doanh nghiệp Nhật hối thúc đầu tư

Sáng nay, sau phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Hiroshi Fukada, và hai vị đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản là ông Takahashi Kyouhei và ông Kuniharu Nakamura đã cùng ký vào Biên bản đánh giá kết quả thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn V.

  Cuộc họp đánh giá cuối kỳ Giai đoạn V Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản.  
  Cuộc họp đánh giá cuối kỳ Giai đoạn V Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản.  

Theo đó, cả hai bên đã thống nhất, sau 16 tháng triển khai, Giai đoạn V đã được thực hiện tốt. Cụ thể, trong Kế hoạch hành động giai đoạn V, bao gồm 13 nhóm vấn đề, với 26 hạng mục và 104 tiểu hạng mục, thì có 95 tiểu hạng mục triển khai tốt hoặc đang được triển khai. Chỉ có 9 tiểu hạng mục chưa đươc triển khai.

“Đây là một kết quả rất tích cực, khi chỉ một số ít tiểu hạng mục chậm tiến độ”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đánh giá và một lần nữa khẳng định Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản là một hình thức hợp tác đặc biệt giữa các quốc gia, mang lại không chỉ lợi ích cho các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, mà còn góp phần quan trọng để Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư ngày càng minh bạch, thông thoáng hơn, qua đó thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản, cũng như các nhà đầu tư khác

“Việc Sáng kiến đã trải qua 11 năm triển khai, bắt đầu từ năm 2003, với 5 giai đoạn khác nhau đã chứng tỏ đây là một cơ chế đối thoại, hợp tác có sức sống và có hiệu quả thiết thực cho cả hai bên.

Đánh giá cao kết quả triển khai Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn V, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Hiroshi Fukada cũng đã khẳng định, ông hài lòng với những kết quả đạt được.

“Chúng tôi mong muốn qua cơ chế đối thoại cởi mở và thẳng thắn có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho việc cải thiện môi trường đầu tư, cho sự phát triển kinh tế - xã hội, làm sao để Việt Nam có thể tận dụng được hết tiềm năng, lợi thế để xây dựng một nền kinh tế tự chủ, tham gia tích cực và tận dụng được các cơ hội do việc hình thành cộng đồng kinh tế chung ASEAN mang lại”, Đại sứ Hiroshi Fukada nói.

Theo kết quả được Ủy ban Đánh giá và Xúc tiến Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản công bố, trong thời gian thực hiện Giai đoạn V, 40 cuộc đối thoại chính sách giữa các cơ quan có liên quan của Việt Nam với phía Nhật Bản đã được tổ chức nhằm trao đổi, thảo luận về Kế hoạch hành động.

Trong 95 hạng mục đã triển khai, thì 81 tiểu hạng mục đã triển khai tốt và đúng tiến độ; 14 tiểu hạng mục đang triển khai nhưng chậm tiến độ.

Các hạng mục hoàn thành tốt gồm các vấn đề liên quan đến vận tải - hải quan, an toàn thực phẩm, thuế, ngân hàng và phi ngân hàng, sở hữu trí tuệ, xây dựng kết cấu hạ tầng.

Trong khi đó, 14 tiểu hạng mục đang triển khai nhưng chậm tiến độ liên quan đến các nhóm vấn đề về liên kết chiến lược công nghiệp hóa, lao động, bán lẻ, dịch vụ, vận dụng luật.

“Một trong những nguyên nhân chính của việc chậm tiến độ là do phía Nhật Bản cần thêm thời gian để cung cấp tài liệu và thu thập đủ thông tin để gửi tới các cơ quan Việt Nam”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói và cho biết, ngoài ra còn một số nội dung liên quan việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật hoặc những vấn đề mang tính chủ trương, đòi hỏi thêm thời gian để xử lý hoặc tiếp tục nghiên cứu.

Sau khi Giai đoạn V kết thúc, các bên cũng đã thống nhất sẽ tiếp tục triển khai Giai đoạn VI Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản.

Nhật Bản chắc chân vị trí nhà đầu tư dẫn đầu

Nhật Bản chắc chân vị trí nhà đầu tư dẫn đầu

(Baodautu.vn) Chưa có nhiều dự án lớn trong những tháng đầu năm, nhưng Nhật Bản vẫn chắc chân là nhà đầu tư dẫn đầu ở Việt Nam. Wonderful Sài Gòn Electrics (Nhật Bản) đã vừa có lần tăng vốn thứ ba sau 9 năm hoạt động tại Việt Nam. Với 210 triệu USD của lần tăng vốn này, Công ty có tổng vốn đầu tư 240 triệu USD, với mục tiêu đưa doanh thu từ 70 triệu USD của năm 2013 lên 80 triệu USD năm nay và 100 triệu USD năm 2015.

Đón dòng vốn Nhật, cần chuẩn bị gì?

Đón dòng vốn Nhật, cần chuẩn bị gì?

(baodautu.vn) Doanh nghiệp Nhật Bản thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài được cho là cơ hội lớn để Việt Nam đón dòng vốn này.  Sẵn sàng hạ tầng đón dự án đầu tư Nhật Bản Nhắm thế mạnh công nghiệp phụ trợ của Nhật Bản

Doanh nghiệp Nhật hối thúc đầu tư

Doanh nghiệp Nhật hối thúc đầu tư

(baodautu.vn) Kế hoạch Hành động của Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn V đã khởi động, với 5/13 vấn đề trực tiếp đề cập cơ hội thu hút đầu tư mới vào Việt Nam.  Khởi động Sáng kiến chung Việt - Nhật giai đoạn V

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư